Đôi khi quản lý cảm thấy bất lực trước những vấn đề của nhân viên. Dường như việc chỉ lắng nghe cũng không giúp giải quyết gì nhiều.
Nhưng trên thực tế, việc quản lý lắng nghe những vấn đề trong công việc của nhân viên sẽ giúp họ giảm thiểu 62% khả năng kiệt sức khi làm việc. Hay nói cách khác, lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân tài. Khi đó, nhân viên cũng cảm thấy tiếng nói của mình có sức nặng hơn.
Tương tự, bạn sẽ không thể giảm thiểu khối lượng công việc của nhân viên, nhưng hoàn toàn có thể giúp họ sắp xếp, đặt ra ưu tiên cho các đầu việc. Nếu không nhận được sự giúp đỡ hoặc chỉ dẫn từ cấp trên, nhân viên dễ dàng sa đà vào các tiểu tiết không quan trọng, hoặc cảm thấy căng thẳng không cần thiết khi nhìn vào khối lượng công việc.
Một vài gợi ý hoặc một lời xác nhận đơn giản về công việc, hoặc việc chỉ ra cho nhân viên rằng họ nên bắt đầu từ đâu sẽ khiến nhân viên cảm nhận được tinh thần đồng cam cộng khổ từ quản lý. Và điều này tạo ra sự khác biệt rất lớn đấy.
Trong số lần này, hãy tìm hiểu tại sao người quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc và 5 điều quản lý cần làm để giữ chân nhân tài tốt hơn.
Nhân viên sẽ đưa ra nhiều lý do khi nghỉ việc như kỳ vọng không được đáp ứng, công việc quá tải, lương thưởng không công bằng. Nhưng có lẽ lý do lớn nằm ở việc quản lý chưa cố gắng giữ chân nhân viên.
Trong số các nhân viên rời công ty, 52% đồng ý rằng quản lý hoặc tổ chức hoàn toàn có thể hành động để ngăn họ thôi việc, nhưng chỉ khoảng 30% được trò chuyện và trao đổi cùng quản lý.
Tất nhiên, doanh nghiệp không thể níu kéo mọi nhân viên. Nhưng những phân tích của Gallup cho thấy rằng hầu hết mọi doanh nghiệp đều có thể nỗ lực hơn trong việc giảm thiểu tỷ lệ nhân viên nghỉ việc. Và nỗ lực ấy cần được bắt nguồn từ người quản lý.
Người quản lý giỏi cần luôn động viên nhân viên ở lại doanh nghiệp bằng nhiều cách; và dưới đây là 5 cách hiệu quả nhất:
bởi TalentSite Editorial Team
10/6/2022
Getty Images
TalentSite Editorial Team
Việc nhân viên thôi việc có thể là cú sốc đối với quản lý và đồng nghiệp. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng đây không phải quyết định ngày một ngày hai.
43% nhân viên thôi việc đã trò chuyện với đồng nghiệp về ý định này. 36% đã chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm mới trước thời điểm rời công ty vài tháng.
Vì vậy, quản lý hoàn toàn có thể tác động lên quyết định thôi việc của nhân viên trong khoảng thời gian này. Nhưng trên thực thế, hơn một nửa số nhân viên nghỉ việc chia sẻ rằng trước thời điểm rời công ty ba tháng, họ không được quản lý hỏi han về mức độ hài lòng trong công việc hay dự định trong tương lai.
Rất nhiều nhân viên nhận được rất ít phản hồi thành tích từ quản lý. Gần 50% nhân viên chỉ được quản lý phản hồi vài lần trong một năm.
Do đó, việc thiết thực nhất quản lý cần làm là tăng tần suất trò chuyện và phản hồi thành tích 1:1 cùng nhân viên. Qua đó, việc hiểu được lo lắng, bất an và các dấu hiệu không thỏa mãn trong công việc của nhân viên sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Cấp trên trực tiếp là người duy nhất có thể hỗ trợ hiệu quả và giúp nhân viên an tâm hơn trong công việc. Nhưng quản lý chỉ có thể làm tốt khi được tổ chức cho phép và khuyến khích.
Khi quản lý sát sao và có mối quan hệ khăng khít với nhân viên, họ có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo, linh hoạt trước mong muốn và khó khăn của nhân viên. Đôi khi, chỉ một chút thay đổi nhỏ trong lịch trình làm việc có thể biến một ngày tồi tệ trở nên tốt đẹp. Hoặc có khi công việc chưa phù hợp, thì việc thay đổi vài trách nhiệm công việc có thể cải thiện cả trải nghiệm làm việc của nhân viên.
Doanh nghiệp không nên coi quản lý cấp trung chỉ là người truyền đạt và củng cố các quy định tổ chức. Thay vì đó, đội ngũ quản lý này cần được trao quyền để có thể đưa ra các điều chỉnh trong công việc, lịch trình hay quy định nhằm trở nên phù hợp hơn với từng nhân viên cấp dưới. Không chỉ vậy, quản lý cũng cần được khuyến khích trở thành cầu nối giữa nhân viên và lãnh đạo cấp trên, có thể trao đổi những khó khăn trong công việc của cấp dưới với lãnh đạo mà không lo lắng hay e dè.
Kết quả không chỉ là việc nhân viên mong muốn gắn bó với công ty, mà quản lý cũng vậy, bởi họ đang được lãnh đạo tin tưởng và hỗ trợ.
Gallup chỉ ra rằng khi nhân viên được quan tâm và có nhiều mối quan hệ tích cực tại nơi làm việc, họ sẽ hứng thú và thể hiện tốt hơn trong công việc, cũng như gắn kết với đội nhóm và tổ chức hơn. Cũng bởi vậy, họ sẽ có xác suất rời công ty thấp hơn.
Khi quản lý tích cực, thường xuyên trò chuyện với cấp dưới, nhân viên sẽ cảm nhận được sự quan tâm. Và quản lý không nhất thiết phải chờ tới các buổi đánh giá thành tích để ghi nhận nhân viên — bởi việc thường xuyên khích lệ, động viên qua lời nói cũng không kém phần quan trọng.
Quản lý còn có thể giúp đội nhóm cảm nhận được vai trò và ý nghĩa của những công việc thường ngày đối với thành công của tổ chức. Con người có xu hướng rời bỏ công việc khi không nhận ra hoặc tìm thấy ý nghĩa, và quản lý hoàn toàn có thể giải được bài toán tâm lý này của nhân viên.
Lý do lớn nhất đằng sau sự rời đi của nhân viên là việc thiếu đi cơ hội phát triển và thăng tiến nếu tiếp tục làm việc ở tổ chức. Đặc biệt ở những thời điểm khók hăn trong công việc và cuộc sống, nhân viên dễ dàng tự hỏi, “Liệu mình sẽ mãi như vậy sao?”. Nếu quản lý vắng mặt ở những thời điểm này, nhân viên sẽ khó nhìn nhận được tương lai của mình tại tổ chức.
Vì vậy, quản lý nên đảm nhận chức năng của một người huấn luyện, truyền cảm hứng để nhân viên thiết kế lộ trình sự nghiệp và thăng tiến trong doanh nghiệp. Thay vì chỉ tập trung vào thiếu sót của nhân viên, quản lý cần giúp họ nhận ra thế mạnh và ưu điểm của mình. Thay vì chỉ giao nhiệm vụ cho nhân viên, quản lý có thể chỉ ra từng đầu việc có thể giúp họ xây dựng kiến thức và kỹ năng như thế nào nhằm chinh phục các vị trí cao hơn trong doanh nghiệp.
Đặc biệt ở những thời điểm công việc khó khăn, việc quản lý huấn luyện cấp dưới vượt qua thử thách không chỉ giúp năng lực của nhân viên được cải thiện, mà khiến họ cảm thấy được trân trọng, có giá trị và thêm gắn kết với công việc.
Để kết thúc, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: quản lý là mảnh ghép hết sức quan trọng trong nỗ lực giảm thiểu tỷ lệ nhân viên nghỉ việc. Những công ty tư vấn hàng đầu đều đồng ý với nhận định: giữ chân nhân viên qua chính sách lương thưởng thôi là chưa đủ. Việc đào tạo để quản lý có thể tương tác và trao đổi tích cực, thường xuyên với nhân viên, đồng thời luôn động viên và định hướng nhân viên nên là hoạt động cốt lõi trong chiến lược giữ chân nhân tài của mọi doanh nghiệp.
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.