DỊCH VỤ

REFERRAL PROGRAM

TÀI NGUYÊN

LIÊN HỆ

PODCASTS

TalentSite Editorial Team

Quản trị thành tích hiện đại: who, what, why và how?

bởi TalentSite Editorial Team

20/04/2022

Quản trị thành tích nhân viên đã có những bước phát triển dài trong những năm gần đây. Nhiều tổ chức đã chuyển từ các mô hình quản trị thành tích truyền thống - mà điển hình là đánh giá hàng năm - sang các phương pháp tiếp cận hiện đại hơn. Tuy các buổi phản hồi thành tích liên tục mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng chúng chưa đủ để tạo nên một quy trình quản trị thành tích nhân viên trọn vẹn và hiệu quả.

Cách tiếp cận, quy trình và công cụ quản trị thành tích phù hợp phải giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu suất của nhân viên và đội nhóm để đạt được mục tiêu kinh doanh. Các chương trình quản trị thành tích nhân viên tốt thường gắn hiệu suất với sự phát triển của nhân viên, trao quyền cho người quản lý với tư cách là người coach (huấn luyện viên), đồng thời quan tâm đến sự tiến bộ của nhân viên qua thời gian.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm quản trị thành tích, tại sao nó lại quan trọng đối với mọi doanh nghiệp và cách để xây dựng một chương trình quản trị thành tích hiệu quả.

Getty Images

> Xem toàn bộ tài nguyên quản trị nguồn nhân lực

Bản gốc: The Who, What, Why, and How of Performance Management

1. Quản trị thành tích là gì?

Quản trị thành tích là quá trình doanh nghiệp thúc đẩy, đo lường và phát triển hiệu suất của cá nhân và đội nhóm nhằm hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức. Quản trị thành tích có thể tập trung vào hiệu suất của tổ chức nói chung, các nhóm hoặc bộ phận trong tổ chức hoặc hiệu suất công việc của một nhân viên nói riêng.

Khái niệm quản trị thành tích

Quản trị thành tích được định nghĩa là một quá trình trao đổi liên tục, trong đó người quản lý giúp đỡ nhân viên bằng cách:
- Làm rõ kỳ vọng trong công việc
- Xác định và thiết lập mục tiêu
- Cung cấp phản hồi thành tích
- Đánh giá kết quả
- Xác định cơ hội phát triển của nhân viên

Quản trị thành tích tác động như thế nào đến hiệu suất của nhân viên

Mỗi nhân viên của bạn có trách nhiệm, điểm mạnh, kinh nghiệm và mức độ đóng góp cho tổ chức riêng, giúp thúc đẩy (và đôi khi cản trở) hiệu suất. Do đó, cách mỗi nhân viên đi tới mục tiêu sẽ khác nhau.

Quản trị thành tích tác động đến hiệu suất của nhân viên bằng cách đảm bảo nhân viên có các mục tiêu và ưu tiên rõ ràng, hiểu rõ hiệu suất của họ đang ở đâu, cũng như nhận được phản hồi và sự huấn luyện thường xuyên từ người quản lý.

Quản trị thành tích tác động như thế nào đến hiệu suất của nhóm

Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ hệ thống phân cấp tổ chức cứng nhắc sang các mô hình và văn hóa tổ chức team-based (dựa trên nhóm) hiệu quả và linh hoạt hơn. Quản trị thành tích nhóm làm tăng trách nhiệm và sự tự chủ của mỗi nhân viên với hiệu suất cá nhân thông qua việc thiết lập các mục tiêu rõ ràng, nhất quán, công khai và minh bạch.

Quản trị thành tích tác động đến hiệu suất của nhóm bằng cách giúp lãnh đạo xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong nhóm và tạo ra văn hóa phản hồi để thúc đẩy nhân viên cùng nhau làm việc tốt hơn.

Quản trị thành tích tác động như thế nào đến hoạt động của tổ chức

Doanh nghiệp cần kết hợp các yếu tố con người, quy trình và hệ thống lại với nhau để đạt được mục tiêu kinh doanh. Khi các cá nhân và nhóm hiểu được cách thức và lý do tại sao những đóng góp của họ tác động đến kết quả của tổ chức, thì họ sẽ tìm được động lực và ý nghĩa trong công việc, cũng như tiếp tục phấn đấu cho thành tựu chung.

Quản trị thành tích tác động đến hiệu suất của tổ chức bằng cách giúp doanh nghiệp thúc đẩy tính minh bạch, sự liên kết và tinh thần hợp tác trong tổ chức để đảm bảo mọi nhân viên và đội nhóm kết hợp cùng nhau để đạt được mục tiêu chung.

Lịch sử quản trị thành tích

Quản trị thành tích đã trải qua nhiều hình thức qua thời gian. Phương pháp tiếp cận truyền thống ở nhiều các tổ chức hiện nay thường bám theo khung sau:
- Đặt mục tiêu vào đầu năm
- Thực hiện những mục tiêu đó trong suốt cả năm
- Đánh giá kết quả hoạt động cuối năm
- Xác định mức lương thưởng và bonus dựa trên hiệu suất

Nhân viên được phân loại là hiệu suất cao, trung bình hoặc thấp. Những hệ thống quản trị thành tích này được xây dựng để phù hợp với các doanh nghiệp tại thế kỷ 20 - nhưng môi trường làm việc hiện đại đã khác xưa rất nhiều.

Quản trị thành tích liên tục

Khi bối cảnh kinh doanh phát triển theo thời gian, quản trị thành tích cũng vậy. Ngày nay, các tổ chức đang tận dụng nhân tài của họ như một lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh, khai thác sự sáng tạo và tư duy phản biện ở nhân viên hơn là chỉ để họ thực thi.

Xu hướng phát triển này đã thúc đẩy sự thay đổi trong quản trị thành tích: từ đánh giá thành tích cuối năm và quản trị bằng mục tiêu sang các cuộc trò chuyện và phản hồi liên tục về thành tích. Từ đó, các nhà lãnh đạo có các dữ liệu cập nhật về thành tích nhân viên và huấn luyện họ tiến bộ qua thời gian.

Peter Cappelli, Giám đốc Trung tâm Nguồn nhân lực tại Trường Kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania đã đưa ra ba lý do để doanh nghiệp áp dụng phương pháp quản trị thành tích liên tục:

Nhân viên muốn được tự chủ đối với sự phát triển của bản thân. Khi thế hệ Millennials tiếp tục độc chiếm lực lượng lao động, các doanh nghiệp buộc phải tạo môi trường khuyến khích nhân viên tự xây dựng lộ trình sự nghiệp. Quản trị thành tích liên tục giúp người quản lý huấn luyện nhân viên nhìn nhận thành tích trong hiện tại, từ đó xác định những điểm cần phát huy và cải thiện.

Các đội nhóm hướng đến mục tiêu thống nhất. Các nhóm có thành tích cao được tạo nên từ những nhân viên tài năng, những người cảm thấy được hỗ trợ bởi người quản lý, đồng nghiệp và lãnh đạo cấp cao của họ. Bên cạnh việc hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân, quản trị thành tích thiết lập và thống nhất các mục tiêu nhóm, giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu suất chung trong dài hạn.

Doanh nghiệp cần sự linh hoạt và thành thạo công nghệ. Bối cảnh kinh doanh trong tương lai rất khó để dự đoán trước. Để có thể bắt kịp với mọi biến động, các tổ chức cần áp dụng công nghệ và hệ thống giúp:

Các nhà lãnh đạo nhanh chóng xem xét và điều chỉnh các chiến lược khi cần thiết
Các nhóm thiết lập, sắp xếp và theo dõi tiến độ đạt được các mục tiêu
Nhân viên hiểu vai trò của họ với các mục tiêu đã được xác định rõ ràng và minh bạch

-

-

-

2. Tại sao quản trị thành tích quan trọng?

Quản trị thành tích là điều thiết yếu tạo nên sự thành công trong kinh doanh. Khi được thiết kế và triển khai đúng cách, chu trình quản trị thành tích có khả năng:
- Làm rõ và củng cố các kỳ vọng và trách nhiệm trong công việc
- Điều chỉnh các mục tiêu theo tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức
- Thu hút và giữ chân nhân tài
- Giúp nhân viên chinh phục các mục tiêu cá nhân và sự nghiệp
- Khuyến khích tư duy phản biện, sự linh hoạt và sáng tạo
- Tạo động lực cho nhân viên hướng tới thành tựu

3. Xây dựng chương trình quản trị thành tích hiệu quả

Bên cạnh người lãnh đạo và quy trình hoặc hệ thống mà doanh nghiệp sử dụng, một chương trình quản trị thành tích được tạo nên từ các yếu tố chính sau đây:

Khuyến khích mọi nhân viên tham gia: Quản trị thành tích không chỉ là một chức năng của phòng Nhân sự. Hãy đảm bảo rằng mọi nhân viên, người quản lý và nhà lãnh đạo hiểu được lợi ích của chương trình
Trách nhiệm chung: Nhân viên nên thường xuyên đóng góp trong các cuộc họp và trong việc xây dựng mục tiêu. Người quản lý nên cung cấp phản hồi và huấn luyện thường xuyên. Các nhà lãnh đạo nên tích cực truyền thông và vận động cho chương trình
Truyền thông thường xuyên: Giao tiếp rõ ràng, liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng thành công bất kỳ sáng kiến nhân sự nào
Cá nhân hóa: Khi nhân viên cảm thấy những đóng góp và điểm mạnh của cá nhân họ được đánh giá cao và được thấu hiểu thông qua quá trình phản hồi, họ sẽ gắn bó với tổ chức và làm việc tốt hơn
Đào tạo và hỗ trợ liên tục: Nhân viên và lãnh đạo sẽ không thể tự mày mò về cách thực hiện một chương trình mới. Cho dù doanh nghiệp có những thay đổi nhỏ nhất trong triết lý, công cụ hoặc kỳ vọng, mọi người cần được đào tạo và hỗ trợ
Tư duy phát triển: Mọi nhân viên cần tin rằng họ luôn có thể tiến bộ và nỗ lực để đạt được thành tích cao hơn trong công việc

-

-

-

-

-

-

4. Ba bước cải thiện quy trình quản trị thành tích

Bước 1. Đánh giá quy trình quản trị thành tích hiện tại. HR leader cần xem xét và cập nhật quy trình quản trị thành tích thường xuyên để bắt kịp xu hướng của ngành và thị trường. Hãy tự hỏi:

Các quy trình và hệ thống hiện nay có phù hợp với tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh của doanh nghiệp không?
Quy trình hiện nay giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trong toàn tổ chức như thế nào?
Doanh nghiệp cần cải thiện gì để quy trình quản trị thành tích phục vụ tốt nhất cho mục tiêu kinh doanh?

-

-

-

Bước 2. Đảm bảo rằng nhân viên là nhân tố chính của quy trình. Nhân viên cần chung tay tham gia thiết lập mục tiêu chung, cũng như tham gia phản hồi đa chiều và liên tục với quản lý. Hãy tự hỏi:

Nhân viên đã có thông tin cần thiết để cải thiện thành tích của bản thân lên mức cao nhất chưa?
Lãnh đạo đang huấn luyện nhân viên tận dụng điểm mạnh của họ như thế nào?
Họ cần hình thức hỗ trợ hoặc đào tạo nào để tự chủ trong việc cải thiện hiệu suất của mình?

-

-

-

Bước 3. Tiếp cận linh hoạt. Các mục tiêu hàng năm có thể lỗi thời trước các biến động bên ngoài. Hãy luôn cập nhật mục tiêu kinh doanh và từ đó hiệu chỉnh mục tiêu phòng ban, mục tiêu cá nhân tương ứng. Hãy tự hỏi:

Đội ngũ quản lý đã biết cách huấn luyện nhân viên của mình phù hợp, hiệu quả chưa?
Doanh nghiệp có đang sử dụng các công cụ, hệ thống phù hợp, giúp dễ dàng điều chỉnh các mục tiêu của toàn tổ chức không?
Nhân viên có hiểu mục tiêu cá nhân của họ đóng góp cho kết quả kinh doanh như thế nào không?

-

-

-

5. Tham khảo các best practices khi thiết kế lại quy trình phản hồi thành tích

Nhà quản lý cần phải kiêm chức năng của người huấn luyện
Thiết lập các buổi trò chuyện một-một giữa người quản lý và nhân viên nhằm ghé thăm mục tiêu và thảo luận về thành tích. Lưu ý thêm rằng kỹ năng cho và nhận phản hồi thành tích sẽ quyết định hiệu quả của toàn bộ chương trình.
Áp dụng phản hồi 360. Quản lý không thể hiểu trọn vẹn quá trình làm việc và nhu cầu của nhân viên. Đây là lúc phản hồi giữa/ từ đồng nghiệp cung cấp một bức tranh thành tích trọn vẹn hơn
Chỉ ra cho nhân viên cơ hội phát triển. 68% Millennials ở lại tổ chức của họ ít nhất một năm nữa khi được người quản lý chỉ ra cho họ tiềm năng thăng tiến trong năm tiếp theo
Ghi nhận nhân viên ngoài phạm vi công việc. Hãy công nhận nhân viên bằng các hình thức phi tài chính khác, cũng như khen thưởng và công nhận nhân viên vì những hành vi phù hợp với văn hóa tổ chức
Ứng dụng công nghệ phù hợp. Công nghệ phù hợp giúp nhân viên và nhà quản lý theo dõi mục tiêu từ cấp tổ chức xuống cấp cá nhân, hẹn lịch check-in thành tích, cung cấp và ghi nhận phản hồi.

-

-

-

-

-

-

6. Các hoạt động trong một quy trình quản trị thành tích hiện đại

Thiết lập mục tiêu

Mục tiêu cần rõ ràng, nhất quán, công khai và minh bạch
Khi nhân viên được chia sẻ rõ ràng về kỳ vọng của tổ chức cũng như của nhà quản lý, họ hiểu mục tiêu, chiến lược tổ chức đang theo đuổi, cũng như vai trò của mình trong bức tranh tổng thể. Từ đó, tinh thần trách nhiệm, động lực làm việc sẽ được cải thiện

-

-

Ghé thăm mục tiêu thường xuyên. Các trao đổi thường xuyên giữa quản lý và nhân viên được triển khai liên tục trên tinh thần xây dựng là cơ hội tốt để thảo luận về tình hình triển khai các mục tiêu được giao. Đây là phần quan trọng nhất trong một quy trình quản trị thành tích hiện đại.

Ghi nhận thành tích

Các chương trình khen thưởng nên gắn với giá trị cốt lõi, bộ chuẩn mực hành vi của tổ chức và được thực hiện công khai để khuyến khích lan tỏa hành vi tốt
Khen thưởng khi nhân viên có hành vi, thành tích tốt không chỉ giúp cải thiện năng suất làm việc mà còn nâng cao sự gắn bó, cũng như thúc đẩy văn hóa tích cực trong nội bộ tổ chức

-

-

Đánh giá thành tích & phản hồi liên tục

Các công ty xuất sắc đều được xây dựng trên sự tin tưởng, mà văn hóa tin tưởng được xây dựng thông qua giao tiếp và phản hồi
Phản hồi liên tục nên được triển khai 1:1 trên tinh thần xây dựng và không cảm tính

-

-

Đánh giá tiềm năng (Talent review)

Đánh giá tiềm năng cần được triển khai thường xuyên, có dữ liệu hỗ trợ để đảm bảo tính khách quan. Tốt nhất, bạn nên triển khai hàng quý để ban lãnh đạo kịp thời có hành động phát triển các nhóm HIPE – high performers, HIPO – high potentials trước khi đối thủ cạnh tranh làm giúp bạn
Triển khai Talent Review còn giúp nhà lãnh đạo đánh giá được bức tranh về nhân tài đang có so với nhu cầu hiện tại và tương lai, qua đó lên kế hoạch ngăn chặn rủi ro thiếu hụt nguồn nhân lực chủ chốt cho các mục tiêu kinh doanh đã được xây dựng

-

-

Huấn luyện và phát triển liên tục

Mọi nhân viên đều muốn làm việc cho doanh nghiệp và người quản lý dành thời gian huấn luyện và giúp họ phát triển kỹ năng. Chính vì vậy, đây là một hoạt động cần có trong quy trình quản trị thành tích hiện đại
Khi hoạt động huấn luyện và phát triển được triển khai thành công, thành tích của nhân viên sẽ cải thiện, họ thấy hạnh phúc hơn, có động lực hơn và gắn bó hơn với tổ chức của mình

-

-

7. Chọn phần mềm quản trị thành tích phù hợp

Chọn một phần mềm phù hợp là yếu tố quan trọng của toàn bộ chương trình quản trị thành tích. Hãy lưu ý các tính năng cần có sau:

Đảm bảo phần mềm tích hợp với hệ thống HRIS có sẵn
Phần mềm được tùy chỉnh để phù hợp với văn hóa tổ chức của doanh nghiệp bạn
Phần mềm có thể liên kết với email và các in-tool khác
Có khả năng tương thích và truy cập trên cả điện thoại, máy tính bảng, giúp nhân viên theo dõi thành tích mọi lúc, mọi nơi
Tích hợp các công cụ quản trị thành tích như: thiết lập và theo dõi mục tiêu, phản hồi 1:1, ghi nhận thành tích, talent review


-

-

-

-

-

Liên hệ với chúng tôi

LIÊN HỆ NGAY

Dịch vụ đang quan tâm

LIÊN HỆ NGAY

Tái cấu trúc phòng Nhân sự
Lập chiến lược nguồn nhân lực
Xây dựng và triển khai quy trình quản trị thành tích
Xây dựng và triển khai giải pháp quản trị nhân tài
Xây dựng giải pháp đào tạo
Xây dựng và triển khai chiến lược gắn kết nhân viên
Xây dựng chế độ phúc lợi và triết lý lương thưởng

Thank you!

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.

Your registration could not be saved. Please try again.
Your registration has been successful.

Free HR consulting services registration

The SMS field must contain between 6 and 19 digits and include the country code without using +/0 (e.g. 1xxxxxxxxxx for the United States)
?

We use Sendinblue as our marketing platform. By Clicking below to submit this form, you acknowledge that the information you provided will be transferred to Sendinblue for processing in accordance with their terms of use