DỊCH VỤ

REFERRAL PROGRAM

TÀI NGUYÊN

LIÊN HỆ

PODCASTS

10 "nỗi đau"​ tăng trưởng của startup: đâu là cách xoa dịu?

bởi TalentSite Editorial Team

18/02/2022

Phát triển startup lớn dần là một trải nghiệm thú vị - doanh nghiệp ngày càng lớn hơn, doanh thu càng cao và thu hút càng nhiều nhân tài.

Nhưng kèm theo đó cũng là nhiều “nỗi đau” startup phải đối mặt - và cũng là những điều mà nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng. Trên thực tế, khi công ty của tác giả (startup Visme) trên đà tăng trưởng, họ gặp phải hàng loạt rào cản che khuất tầm nhìn. Vì vậy, càng chuẩn bị kỹ càng ở thời điểm hiện tại, bạn càng sở hữu cho mình nhiều tài nguyên để sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng quan trọng của doanh nghiệp.

Dưới đây là cách bạn có thể xoa dịu 10 nỗi đau mà startup đang tăng trưởng phải đối mặt.

Bài viết được viết dưới ngôi “tôi” của Payman Taei - Founder Visme

Bản gốc: 10 Startup Growing Pains That You'll Have to Face (And How To Do It)



Tuyển dụng có thể là nỗi đau tăng trưởng đầu tiên bạn cảm nhận được, và nghịch lý thay, đây cũng là một trong những vấn đề nhức não nhất.

Để đối mặt với vấn đề này, xây dựng quy trình tuyển dụng và onboarding chặt chẽ là điều hết sức quan trọng. Tôi chỉ học được điều này (cùng với nhiều bài học khác) sau lần tuyển người thứ 20, nhưng tôi hoàn toàn có thể nhận ra những chân lý ấy sớm hơn nếu chịu suy nghĩ thấu đáo về tuyển dụng.

Bạn cần suy nghĩ và phát triển quy trình tuyển dụng và onboarding một cách khoa học. Một quy trình bài bản sẽ giúp bạn tìm được người thực sự phù hợp.




Thêm một lời thú nhận nữa: tôi rất sợ khi phải sa thải nhân sự. Khi gặp phải vấn đề với thành viên nào đó, tôi thường nghĩ: “Không có gì đâu mà. Rồi đâu sẽ vào đó”. Nhưng trên thực tế, mọi việc không như vậy.

Tôi học được hai bài học đau thương (nhưng rất quan trọng) từ đây:

Đầu tiên, hãy tuyển đúng người trước tiên để tránh phải sa thải người.

Thứ hai, đừng nên sợ việc sa thải. Đây không có nghĩa bạn nên sa thải người bừa bãi, nhưng cũng không có lý do gì để bạn phải sợ hãi. Đôi khi, một số người không phù hợp với vị trí công việc, hoặc với nhóm của bạn, và điều này hoàn toàn bình thường. Hãy để bản thân cũng như để người đó bước tiếp trong cuộc sống.




KPIs là chỉ số hữu hiệu giúp bạn theo dõi các khía cạnh quan trọng trong mô hình kinh doanh, và từ đó bạn có thể cải tiến mọi thứ, từ quy trình nội bộ cho tới các chiến dịch marketing thu hút khách hàng.

Nhưng không phải startup nào cũng đang theo dõi những chỉ số KPIs phù hợp với họ. Bạn có thể tìm thấy danh sách hàng tá KPIs để tham khảo, nhưng thực tế thì bạn cần tạo ra danh sách của riêng mình, với chỉ vài KPIs phù hợp với mục tiêu và năng lực của doanh nghiệp.




Để huy động nguồn vốn cho startup của riêng mình, bạn có hai lựa chọn phổ biến: tự bỏ tiền hoặc thu hút đầu tư bên ngoài.

Tôi chọn cách tự bỏ tiền vì đối với tôi, đây là phương án linh hoạt, có lợi, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Tôi không muốn chịu sự chỉ đạo của người khác về cách doanh nghiệp hoạt động, vận hành, và tôi cũng đã cân nhắc mặt lợi - hại của phương án này bù trừ cho nhau như thế nào.

Tất nhiên, rất nhiều startup khác kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Phương án này có thể giúp startup tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều, theo cách mà họ khó có thể đạt được nếu “đơn thương độc mã”. Thêm nữa, nhà đầu tư thường cung cấp những lời khuyên và insights giá trị - những tài nguyên vô hình mà các startup “tự thân” khó tiếp cận.

Chỉ có bạn tìm được con đường phù hợp nhất với bản thân. Hãy sắp xếp các ưu tiên và tìm hiểu xem cách huy động vốn nào phù hợp với định hướng bạn chọn.




Bạn muốn tuyển được những thành viên tốt nhất vào vị trí họ đảm nhận. Nhưng bạn bao bọc và mentor họ đến mức độ nào là đủ?

Dựa trên trải nghiệm của tôi, mentoring phù hợp với những nhân sự lọt vào “tầm ngắm” của bạn cho vị trí C-suite. Những thành viên khác trong nhóm có thể làm việc tốt sau khi trải qua quá trình onboarding mượt mà, phù hợp, nhưng đội ngũ chủ chốt kế cận cần nhiều trải nghiệm tương tác 1-1 hơn đấy.




Sớm hay muộn, bạn sẽ cảm thấy: không đủ tiền rồi!

Vì vậy, việc chuẩn bị cho các tình huống ngặt nghèo là hết sức quan trọng. Và bạn có thể thực hiện phương châm này bằng cả hai hướng: tiết kiệm tiền và giảm chi phí. Đây là cách mà cá nhân tôi làm:

- Tự làm trong khả năng của bạn thân, càng nhiều càng tốt
- Sử dụng các phần mềm freemium
- Thuê freelancer và independent contractor cho các đầu việc ngắn hạn




Nhiều startup vận hành dựa trên cảm tính thay vì quy trình cụ thể. Vì vậy khi tăng trưởng, họ nhận ra nền tảng của doanh nghiệp đang không đủ vững chãi.

Đó là lí do quy trình rất quan trọng. Mọi đầu việc lớn, quan trọng trong doanh nghiệp đều cần một quy trình riêng (và tài liệu ghi lại chúng). Bạn không cần vạch ra quy trình cho mọi đầu việc, nhưng nhìn chung, việc vận hành nội bộ phải tuân theo quy củ.




Làm sao để luôn cảm thấy lạc quan khi bạn đang thiếu tiền và gặp nhiều khó khăn?

Một trong những giải pháp của tôi là chuyển từ tư duy khan hiếm (scarcity mindset) sang tư duy thịnh vượng (abundance mindset).

Những người với scarcity mindset sẽ luôn tập trung vào sự thiếu thốn, nhưng những người với abundance mindset biết cách tự nhắn nhủ và trấn an bản thân với những gì họ sở hữu. Đương nhiên, có những lúc chúng ta gặp khủng hoảng rất lớn, nhưng đa số thì, chúng ta đa đơn thuần đang so sánh startup của mình quá nhiều so với người khác.




Là người sáng lập startup, bạn cũng sẽ gặp những nỗi đau tăng trưởng của riêng mình. Bạn buộc phải xây dựng bộ kỹ năng, phong cách lãnh đạo, kiến thức và khả năng để tạo dựng một cơ ngơi từ con số 0. Nếu không cẩn trọng, sức khỏe của bạn (cả thể chất và tinh thần) có thể bị bào mòn.

Hãy ưu tiên chăm sóc bản thân, cho dù đó là việc ngừng ăn đồ ăn nhanh để bắt đầu một chế độ ăn lành mạnh hay thường xuyên tham gia các buổi liệu pháp tâm lý. Đối với tôi, đến phòng gym là một lựa chọn tuyệt vời giúp cân bằng sức khỏe và đời sống của mình. Hãy tìm kiếm điều phù hợp cho bản thân, và kiên trì thực hiện.




Đôi khi, việc kinh doanh không thuận lợi. Nếu startup đang vấp ngã, bạn dễ rơi vào trạng thái chối bỏ sự thật. Nhưng đừng chán nản hay than vãn: hãy trân trọng và học từ thất bại. Bạn sẽ có đủ nội lực, công cụ để bắt đầu lại và có khả năng thành công cao hơn.

Những “nỗi đau tăng trưởng” trên thật khó mà tránh khỏi. Nhưng câu hỏi là: bạn sẽ đối mặt với chúng ra sao? Với 10 chỉ dẫn trên, hy vọng bạn sẽ thêm tự tin để phát triển startup với sự kiên trì và lòng can đảm cần thiết.

1. Tuyển dụng

2. Sa thải

3. Tìm ra KPIs phù hợp

4. Huy động vốn

5. Mentoring

6. Thiếu tiền

7. Quy trình và tài liệu

8. Giữ tinh thần lạc quan

9. Chăm sóc bản thân

10. Học cách buông bỏ

TalentSite Editorial Team

Liên hệ với chúng tôi

LIÊN HỆ NGAY

Dịch vụ đang quan tâm

LIÊN HỆ NGAY

Tái cấu trúc phòng Nhân sự
Lập chiến lược nguồn nhân lực
Xây dựng và triển khai quy trình quản trị thành tích
Xây dựng và triển khai giải pháp quản trị nhân tài
Xây dựng giải pháp đào tạo
Xây dựng và triển khai chiến lược gắn kết nhân viên
Xây dựng chế độ phúc lợi và triết lý lương thưởng

Thank you!

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.