Năng lực thích ứng linh hoạt không chỉ là khái niệm sách vở. Thực tế, năng lực này đã đưa rất nhiều doanh nghiệp tới thành công. Dưới đây là hai case study điển hình mà bạn có thể học hỏi:
T-Mobile
Năm 2012, T-Mobile đang trên bờ vực thảm họa. Công ty đang mất dần khách hàng, xếp hạng cuối cùng trong các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Nguyên nhân nằm ở việc T-Mobile đã không thể bắt kịp với các đối thủ cạnh tranh trong thị trường điện thoại di động biến động.
Hiện tại, T-Mobile đang mang lại những cải tiến chưa từng thấy trong lĩnh vực thiết bị không dây. Điều gì làm nên sự chuyển mình ngoạn mục này? Được dẫn dắt bởi Giám đốc điều hành John Legere, T-Mobile chỉ đơn giản là tăng cường năng lực thích ứng linh hoạt của mình.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không dây này đã quyết định cập nhật những phương pháp tiếp cận kinh doanh mới, đặt khách hàng làm trung tâm và giảm thiểu những chi phí đắt đỏ như chi phí chuyển vùng, các ưu đãi cho nhân viên để ưu tiên phục vụ khách hàng. Thay vì sợ hãi, T-Mobile đã chào đón sự thay đổi.
Netflix
Nhớ lại những năm 2000, khi các tựa phim bom tấn được phát hành đều đặn ngoài rạp; và mọi người dành buổi tối thứ sáu để đi thuê đĩa phim DVD. Netflix đã cung cấp một giải pháp thay thế thuận tiện hơn: cho phép người xem chọn bộ phim yêu thích và trực tiếp vận chuyển đĩa phim đến nhà theo yêu cầu.
Cách tiếp cần này đã giúp Netflix trở nên ngày càng phổ biến. Nhưng chỉ cho đến khi đầu tư vào lĩnh vực streaming, Netflix mới trở thành đế chế khổng lồ mà người người biết tới như hiện nay.
Những nhà điều hành của Netflix đã dự đoán được tương lai của thị trường và nhanh chóng hành động. Năng lực thích ứng linh hoạt chính là điều đã làm nên thành công của công ty và biến những người sáng lập thành tỷ phú.
Doanh nghiệp của bạn linh hoạt đến mức nào? Hãy tìm hiểu cách đo lường năng lực thích ứng linh hoạt dưới đây:
Hiểu ngành của bạn
Wayne Gretzky, một trong những vận động viên khúc côn cầu vĩ đại nhất mọi thời đại đã từng nói, “Tôi sẽ lao tới nơi bóng lăn đến, chứ không phải nơi bóng từng qua.”
Tương tự, các tổ chức linh hoạt nhất không chỉ phản ứng với những thay đổi của ngành, họ còn dự đoán chúng và điều chỉnh các chiến lược để đón đầu các cơ hội kinh doanh. Muốn vậy, doanh nghiệp phải nắm bắt được nhịp đập của ngành.
Một khi hiểu rõ ngành của mình, bạn cũng có thể đo lường sự linh hoạt của các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp của bạn có thể chậm chạp khi so sánh với một công ty khởi nghiệp công nghệ nhỏ, nhưng so sánh này không hữu ích nếu bạn đang kinh doanh các sản phẩm sức khỏe. Thay vào đó, hãy đo lường và so sánh sự linh hoạt của doanh nghiệp với các công ty trong cùng lĩnh vực với quy mô tương tự.
Đo lường các chỉ số phù hợp
Thoạt đầu, “đo lường các chỉ số phù hợp” nghe chừng quá hiển nhiên. Nhưng thực tế vẫn là, nếu bạn không theo dõi và phân tích các số liệu phù hợp, bạn sẽ không bao giờ cải thiện được sự linh hoạt của tổ chức. Và vấn đề mà tôi muốn nhấn mạnh là: các chỉ số phù hợp ở mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau.
Bạn cần lựa chọn các chỉ số phù hợp để theo dõi và đo lường dựa trên việc phân tích tầm nhìn chung và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Hãy tự hỏi: đâu là những con số phản ánh việc doanh nghiệp của bạn trở nên linh hoạt hơn, đồng thời đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng?
Năm bước sau đây sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên linh hoạt hơn:
1. Áp dụng tư duy đúng
Năng lực thích ứng linh hoạt trong tổ chức phải được bắt đầu với một tư duy đúng đắn. Doanh nghiệp cần ưu tiên sự nhanh nhẹn, nhưng đồng thời vẫn duy trì được sự ổn định, Như McKinsey đã viết:
“Các sáng kiến Linh hoạt giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng trước các thách thức và cơ hội mới. Trong khi đó, các sáng kiến ổn định lại nâng cao sự chắc chắn và hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp thông qua việc định hình các yếu tố “xương sống” mà doanh nghiệp không nên thay đổi quá thường xuyên”.
Doanh nghiệp có thể cân bằng giữa sự linh hoạt và sự ổn định bằng việc định hình “xương sống” của tổ chức, tức những yếu tố mang tính chất ổn định hơn như cấu trúc tổ chức và quy trình kinh doanh, đồng thời kết hợp với các sáng kiến linh hoạt trong chiến lược phân bổ nguồn lực, các dự án cộng tác liên phòng ban…
2. Tuyển đúng người
Bộ phận Nhân sự đóng vai trò lớn trong việc xây dựng một tổ chức linh hoạt. Nguồn nhân lực bạn sở hữu có thể cho phép doanh nghiệp dễ dàng trở nên linh hoạt, hoặc là vật cản lớn nhất trong quá trình xây dựng năng lực này. Đây là lý do tại sao doanh nghiệp nên cân nhắc về yếu tố linh hoạt khi tuyển dụng.
Thay vì chỉ đánh giá và chọn lọc ứng viên dựa trên các kỹ năng chuyên môn cụ thể, hãy chào đón cả những nhân viên có tiềm năng sáng tạo, óc tò mò và năng lực hợp tác tốt. Lý tưởng hơn nữa, hãy tuyển dụng những người có tinh thần doanh nhân (entrepreneurial spirit), vì họ sở hữu năng lực đổi mới và sự tự chủ cao trong công việc.
Triết lý tuyển dụng này sẽ đảm bảo các đội nhóm trong tổ chức có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết để hoàn thành công việc, đồng thời giúp thúc đẩy và duy trì sự nhanh nhẹn của tổ chức. Đây là sự cân bằng cần thiết đối với nguồn nhân lực của công ty.
3. Tạo ra tầm nhìn và các mục tiêu chung
Một tầm nhìn nhất quán xuyên suốt tổ chức, kèm theo chiến lược kinh doanh và các kế hoạch hành động nhất quán ở cấp độ phòng ban, cá nhân cũng sẽ giúp tổ chức xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt. Trên thực tế, đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà các doanh nghiệp hoạt động chậm, ổn định, nhưng hoàn toàn không thể thích ứng với những biến động của môi trường thường thiếu.
Việc thiết lập tầm nhìn minh bạch, công khai giúp bạn nâng cao mức gắn kết của nhân viên. Do đó, làm tăng sự hài lòng trong công việc của từng cá nhân, tăng năng suất nhóm và giảm tỷ lệ nghỉ việc.
Cuối cùng, một tầm nhìn rõ ràng, được bóc tách thành các mục tiêu cụ thể, sẽ giúp các đội nhóm sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc để nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, có tác động lớn nhất đến tổ chức. Bằng cách tăng hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp cũng đang thúc đẩy sự linh hoạt của tổ chức.
4. Xóa các “silo” trong tổ chức
Cấu trúc của hầu hết các doanh nghiệp đều hạn chế sự cộng tác giữa các bộ phận. Ví dụ, bộ phận marketing, sales và product đều tập trung vào các nhiệm vụ riêng lẻ của họ, và chỉ làm việc cùng nhau trong các tình huống cấp bách.
Khái niệm “silo” đề cập tới hệ quả của việc phân công lao động theo chuyên môn hóa. Trên thực thế, silo hạn chế sự linh hoạt của tổ chức. Doanh nghiệp chỉ có thể dễ dàng phản ứng với những thay đổi của ngành khi tất cả các đội nhóm đều có thể làm việc cùng nhau một cách thoải mái. Thay vì mỗi phòng ban theo đuổi các sáng kiến khác nhau, mọi quản lý phải nhìn về cùng một hướng để chinh phục các mục tiêu chung được đặt ra dưới tầm nhìn của tổ chức. Khi đó, việc đưa ra quyết định của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều.
Việc loại bỏ các silo có thể khó khăn - đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đã trung thành với cơ cấu tổ chức này. Tuy nhiên, đây không phải là điều bất khả thi.
5. Nhìn nhận và cải tiến
Cuối cùng, để cải thiện sự linh hoạt của tổ chức, bạn phải đánh giá những nỗ lực trước đó và đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Ví dụ: doanh nghiệp nhận ra rằng tầm nhìn chung không được tất cả các đội nhóm thấu hiểu, gây ra xung đột lợi ích giữa các phòng ban. Chỉ cần xác định và truyền thông tầm nhìn của công ty một cách toàn diện, doanh nghiệp có thể loại bỏ vấn đề này.
Doanh nghiệp phải luôn tìm cách nhìn nhận và cải tiến - đây cũng là điều tạo nên năng lực thích ứng linh hoạt của tổ chức. Nếu không có khả năng thay đổi nhanh chóng, đồng thời duy trì ổn định các yếu tố cốt lõi, doanh nghiệp dần sẽ biến thành một cỗ máy hoạt động chậm chạp.
TalentSite Editorial Team
5 bước cải thiện năng lực thích ứng linh hoạt của tổ chức
bởi TalentSite Editorial Team
22/04/2022
Gần đây, năng lực thích ứng linh hoạt của tổ chức (Organizational Agility) là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà điều hành. Khái niệm này thực chất là gì? Và quan trọng hơn, một doanh nghiệp có thể xây dựng và đo lường năng lực nói trên ra sao để có thể liên tục tiến bộ và dẫn trước đối thủ cạnh tranh? Chúng tôi sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi thông qua bài viết.
Getty Images
Khái niệm năng lực thích ứng linh hoạt của tổ chức
Theo McKinsey, năng lực thích ứng linh hoạt của tổ chức là “Khả năng một tổ chức tự làm mới, thích nghi, thay đổi nhanh chóng để đạt được thành công trong bối cảnh kinh doanh không chắc chắn, không rõ ràng và đầy biến động”.
Càng linh hoạt, tốc độ thích nghi càng nhanh trước những thay đổi không thể tránh khỏi của ngành, thì doanh nghiệp càng trở nên sẵn sàng trong việc chiếm giữ thị phần, nâng cao hiệu quả tổ chức và thúc đẩy sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
Năng lực thích ứng linh hoạt được thể hiện qua các hình thức khác nhau, cụ thể như:
Thích ứng linh hoạt trong vận hành: đề cập đến tổ chức có khả năng thích ứng với các cơ hội tiềm năng trên thị trường và đồng thời duy trì, cải thiện hiệu quả hoạt động (operational efficiency)
Thích ứng linh hoạt trong danh mục sản phẩm: đề cập đến tổ chức có khả năng nhanh chóng di chuyển các nguồn lực để cải thiện hoạt động kinh doanh nói chung
Thích ứng linh hoạt trong chiến lược: đề cập đến khả năng tổ chức có khả năng thích ứng, đồng thời đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua các cải tiến mới một cách nhanh chóng
-
-
-
Một tổ chức cần linh hoạt trên cả ba hình thức kể trên để có thể phát triển trong mọi bối cảnh kinh doanh.
Làm thế nào để đo lường sự linh hoạt của tổ chức?
Hai ví dụ về năng lực thích ứng linh hoạt của tổ chức
Năng lực thích ứng linh hoạt mang lại cho tổ chức lợi ích gì?
Thích ứng với sự thay đổi
Bối cảnh kinh doanh luôn thay đổi, đôi khi theo những chiều hướng phức tạp. Những yếu tố làm nên thành công của tổ chức ngày hôm nay, có thể trở nên không hiệu quả vào ngày mai. Do đó, những doanh nghiệp có khả năng dự đoán những thay đổi sắp tới, từ đó xoay chuyển nhanh chóng nhằm thích nghi, đồng thời tận dụng các xu hướng, công nghệ mới, v.v. thường là các tổ chức đạt được thành công dài hạn.
Chìa khóa để xoay chuyển nhanh chóng là ưu tiên và đầu tư xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt ngay từ lúc này để doanh nghiệp có thể sẵn sàng ở các thời điểm quan trọng.
Tăng trưởng doanh thu cao hơn
Các tổ chức thích ứng linh hoạt thường chạm mốc doanh thu cao hơn. Bởi lẽ, nếu một doanh nghiệp có thể ứng dụng các xu hướng và ý tưởng mới trước các đối thủ cạnh tranh, thì doanh nghiệp đó có khả năng tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới nhanh hơn, thu hút khách hàng mới với ít nguồn lực hơn.
Ngoài ra, năng lực thích ứng linh hoạt yêu cầu doanh nghiệp xác định vai trò và nhiệm vụ rõ ràng cho tất cả nhân viên trong tổ chức. Khi các bộ phận, đội nhóm và từng cá nhân trong doanh nghiệp biết chính xác phạm vi công việc mà họ đảm nhận, doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu suất làm việc cao hơn, do đó giảm số giờ lao động lãng phí và thúc đẩy lợi nhuận kinh doanh.
Nhân viên gắn bó hơn
Cuối cùng, năng lực thích ứng linh hoạt giúp thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên. Tại sao vậy? Bởi vì các nhân viên thuộc thế hệ hiện đại luôn muốn trở thành một phần của một tổ chức năng động, nơi sự đổi mới được đề cao và khuyến khích. Các doanh nghiệp có năng lực thích ứng linh hoạt thường đáp ứng được kỳ vọng này ở nhân viên.
Mục tiêu gắn kết nhân viên rất quan trọng khi chi phí trên một nhân viên thôi việc không hề thấp. Một nhân viên trung bình sẽ thay đổi công việc 12 lần trong suốt sự nghiệp. Cứ mỗi một nhân viên nghỉ việc, doanh nghiệp sẽ chịu chi phí gấp 1,5 - 2 lần tiền lương hàng năm của nhân viên ấy (theo Builtin). Bằng cách xây dựng một tổ chức linh hoạt, doanh nghiệp có thể gắn kết nhân viên tốt hơn, giảm tỷ lệ nghỉ việc trong tổ chức.
Cách xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt cho tổ chức
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.