Ngày nay, cụm từ trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) quan trọng hơn bao giờ hết. Đại dịch Covid-19 đã chỉ cho chúng ta thấy rằng làm việc tại nhà, xây dựng một nơi làm việc an toàn, hay hỗ trợ nhân viên về sức khỏe tinh thần, thể chất, tăng năng suất lao động và phát triển nghề nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, trải nghiệm nhân viên, không còn là nhiệm vụ của phòng Nhân sự mà trở thành chủ đề nằm trên bàn nghị sự của CEO và đội ngũ điều hành doanh nghiệp. Điều này cho thấy, chủ đề này không còn là một chương trình để nâng cao sự gắn bó và năng suất làm việc của nhân viên, mà là một hoạt động cốt lõi tạo nên thành công của thương hiệu.
Trải nghiệm nhân viên xuất sắc (employee experience excellence)
bởi Hương Nguyễn
12/05/2022
Pressmaster
- chìa khóa để thu hút, giữ chân nhân tài, nâng cao thành tích nhân viên
Trải nghiệm nhân viên là gì?
Trước tiên hãy tìm hiểu cụm từ Employee Experience (EX) – đây là một hoạt động trên phạm vi toàn tổ chức nhằm giúp nhân viên làm việc hiệu quả, khỏe mạnh, gắn bó và đi đúng hướng. Thiết kế trải nghiệm nhân viên không phải là một quy trình mà là một chiến lược của tổ chức. Ngày ngay, Trải nghiệm nhân viên được xem là mục tiêu trung tâm của các chuyên gia Nhân sự (People Professionals).
Trên thực tế, không có một định nghĩa rõ ràng về trải nghiệm nhân viên. Cá nhân tôi tâm đắc với định nghĩa của IBM - Employee Experience là “giúp nhân viên làm tốt nhất và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình – do their best and be their best”.
Để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên không chỉ là trách nhiệm của phòng Nhân sự , mà đã mở rộng ra mọi chức năng của tổ chức như IT, Legal, facility, quản lý trực tiếp, ban lãnh đạo.
Tại sao Employee Experience lại quan trọng?
Bởi những trải nghiệm này chi phối cảm nhận của nhân viên về môi trường, văn hóa, thương hiệu nhà tuyển dụng. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn nơi làm việc của ứng viên tiềm năng cũng như sự gắn bó của nhân viên với tổ chức, hay tác động trực tiếp đến hiệu quả làm việc, thành tích trong công việc của họ.
Hơn nữa, khi nhân viên có trải nghiệm tích cực về tổ chức của mình, họ sẽ mong muốn giới thiệu bạn bè, người thân khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Từ đó thúc đẩy uy tín và thương hiệu nhà tuyển dụng trong hoạt động thu hút nhân tài.
Thị trường lao động đang bắt đầu hồi phục sau 2 năm đại dịch Covid 19. Người lao động đã đánh giá lại các giá trị họ coi trọng trong cuộc sống cũng như ý nghĩa sống, dẫn đến mục tiêu của nhà tuyển dụng cũng thay đổi từ nâng cao sự gắn bó của nhân viên (employee engagement) sang tập trung vào trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) – giúp nhân viên làm tốt nhất và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Để cạnh tranh và thành công trên thương trường, doanh nghiệp cần trở thành tổ chức được ngưỡng mộ.
Những yếu tố tạo lên một tổ chức đáng ngưỡng mộ
Không có một hoạt động đơn lẻ nào có thể biến tổ chức của bạn thành một nơi có trải nghiệm nhân viên xuất sắc, hay các hoạt động được xem là “best practices” của các tổ chức khác cũng chưa chắc đã phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Có rất nhiều mảnh ghép doanh nghiệp muốn lơ là nhưng bạn sẽ không thể làm vậy nếu muốn xây dựng một nơi làm việc được yêu thích để thu hút và giữ chân nhân tài. Theo kết quả nghiên cứu 981 công ty trên toàn cầu của Josh Bersin Company, để xây dựng một tổ chức được nhân viên ngưỡng mộ và đối thủ cạnh tranh muốn trở thành, cần tập trung vào 6 lĩnh vực, 24 chỉ số và 83 hoạt động Bạn không cần phải làm tốt toàn bộ các hoạt động trên nhưng một số hoạt động được xem là thiết yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của mặt trận kinh doanh, con người và đổi mới mà tổ chức của bạn nên làm tốt.
Sáu “findings” tại các tổ chức đáng ngưỡng mộ
Trong báo cáo, Josh Bersin đã đưa ra 6 phát hiện (findings) rất đáng quan tâm về các tổ chức có trải nghiệm nhân viên xuất sắc. Điều đáng nói là các hoạt động mà những tổ chức này triển khai cũng không có gì quá điển hình mà chúng xoay quanh các giá trị về niềm tin, sự quan tâm, sự minh bạch, văn hóa doanh nghiệp, đội ngũ lãnh đạo. Để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên trên từng điểm chạm trong tổ chức thì đầu tư hệ thống hiện đại, cung cấp công cụ làm việc hay cải thiện quy trình làm việc vẫn chưa đủ mà văn hóa, sứ mệnh của tổ chức, cách nhà lãnh đạo hành xử hàng ngày mới tạo ra trải nghiệm tích cực trong lòng nhân viên.
1.
2.
Xây dựng văn hóa tin tưởng, thẳng thắn, quan tâm và hòa hợp: những tổ chức có trải nghiệm nhân viên xuất sắc luôn đặt sứ mệnh của tổ chức lên trên hết và nhân viên được truyền cảm hứng làm tốt mỗi ngày thông qua sứ mệnh mà tổ chức theo đuổi. Niềm tin là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi nhân viên không tin tưởng doanh nghiệp, bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều tiền để thu hút ứng viên tiềm năng trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cũng không chắc sẽ giữ chân được họ lâu.
Văn hóa hỗ trợ, hợp tác đóng vai trò then chốt: theo khảo sát của Josh Bersin, yếu tố chi phối trải nghiệm nhân viên xuất sắc chính là sự giúp đỡ lẫn nhau giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa quản lý với nhân viên. Vì khi đó trải nghiệm nhân viên không còn là một sáng kiến top-down mà đã lan tỏa thành giá trị trong tổ chức và các rào cản làm công việc bị đình trệ đã bị dỡ bỏ.
Đổi mới và tăng trưởng bền vững phụ thuộc vào sự tương thưởng công bằng, minh bạch: Ghi nhận và khen thưởng công bằng, minh bạch có tác động đáng kể đến kết quả của ba mặt trận kinh doanh, phát triển con người và đổi mới trong doanh nghiệp.
Nhất quán với sứ mệnh đầu tư vào con người trong bất kỳ hoàn cảnh kinh doanh nào sẽ giúp cải thiện thành tích. Khi tài chính eo hẹp, doanh nghiệp dễ dàng có khuynh hướng cắt giảm các khoản đầu tư vào con người, văn hóa. Khảo sát này cho thấy các công ty ưu tiên đầu tư vào con người , không phân biệt tình hình kinh doanh có thuận lợi hay không sẽ có lợi nhuận nhiều hơn, làm cho khách hàng hài lòng hơn, nhân viên gắn bó hơn và được xem là nơi làm việc tuyệt vời nhất.
Trải nghiệm nhân viên xuất sắc dẫn đến kết quả kinh doanh tích cực. Sự gắn bó là một trong những kết quả quan trọng có được khi doanh nghiệp đem đến trải nghiệm xuất sắc cho nhân viên. Không chỉ có vậy, khi nhân viên càng gắn bó, họ càng thấy hạnh phúc hơn tại nơi làm việc và năng suất lao động cũng tăng theo, dịch vụ khách hàng cũng được cải thiện. Các công ty tập trung vào chiến lược nâng cao trải nghiệm nhân viên sẽ đem lại kết quả tốt trên mọi mặt trận kinh doanh, con người và đổi mới.
Năng lực của đội ngũ chuyên gia Nhân sự và công nghệ phù hợp là thiết yếu. Nói đến trải nghiệm nhân viên là nói đến các chương trình nâng cao sự tin tưởng, sự minh bạch, sự quan tâm và sự đồng cảm mà nhân viên cảm nhận được trên từng điểm chạm tại nơi làm việc. Tất cả những thứ đó đều liên quan đến năng lực lãnh đạo, văn hóa tổ chức, sự phát triển, xây dựng cộng đồng gắn kết, v.v. Làm cách nào để doanh nghiệp của bạn kích hoạt và phát triển các hoạt động này một cách chiến lược ? câu trả lời chắc chắn là năng lực của đội ngũ làm Nhân sự và áp dụng công nghệ phù hợp rồi.
3.
4.
5.
6.
15 hoạt động quan trọng đem đến trải nghiệm nhân viên xuất sắc
Nghiên cứu các tổ chức được được yêu thích nhất, Josh Bersin chỉ ra có 15 hoạt động được coi là then chốt tạo nên trải nghiệm nhân viên xuất sắc. Đây là những hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng môi trường làm việc đáng ngưỡng mộ cũng như đem lại kết quả tích cực cho mặt trận kinh doanh, con người và đổi mới:
Hành trình xây dựng trải nghiệm nhân viên xuất sắc
Bạn không thể tiến về phía trước nếu không biết mình đang đứng ở đâu. Mỗi tổ chức đều là duy nhất, cũng như hành trình chuyển đổi doanh nghiệp của bạn thành tổ chức được ngưỡng mộ cũng như vậy. Dưới đây là các giai đoạn mà tổ chức của bạn sẽ trải qua để đạt hiệu suất cao, qua đó giúp các nhà lãnh đạo biết tổ chức của mình đang ở đâu, cũng như bộ kỹ năng, năng lực, công cụ, hệ thống cần hoàn thiện.
Có bốn cấp độ trong trải nghiệm nhân viên. Cấp độ một ít tác động và cấp độ bốn có tác động nhiều nhất đến kết quả kinh doanh. Bốn cấp độ này được áp dụng cho các doanh nghiệp không phân biệt ngành nghề, địa lý hay quy mô.
Level 1: nhân viên được xem là một nguồn lực dễ dàng thay thế thay vì là lợi thế cạnh tranh và khi tình hình kinh doanh tiến triển xấu, doanh nghiệp sẽ nghĩ ngay đến cắt giảm chi phí nhân sự, dẫn đến một vòng luẩn quẩn - cắt giảm chi phí nhân sự, dịch vụ khách hàng giảm sút, khách hàng rời bỏ doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận giảm, doanh nghiệp lại cắt giảm nhiều hơn.
Level 2: con người được coi là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thay vì là chi phí trong hoạt động kinh doanh (cost factor). Những hoạt động đầu tư vào nguồn lực như : học tập, phát triển; cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần; phát triển năng lực lãnh đạo và văn hóa hợp tác, hỗ trợ được quan tâm và triển khai.
Level 3: Trao quyền cho đội ngũ quản lý thúc đẩy sứ mệnh của tổ chức. Nếu như ở cấp độ thứ hai văn hóa hỗ trợ được thúc đẩy trên phạm vi toàn tổ chức, thì sang đến cấp độ ba, nhà lãnh đạo, nhà quản lý là người có năng lực truyền tải tầm nhìn, chiến lược của tổ chức thành hoạt động hàng ngày của từng nhân viên. Điều này vô cùng quan trọng, vì một khi quản lý trực tiếp giúp từng nhân viên nhìn thấy công việc hàng ngày của họ quan trọng như thế nào đối với khách hàng và xã hội, họ sẽ làm việc tốt hơn, hạnh phúc hơn và gắn bó hơn.
Level 4: Khuyến khích từng nhân viên phát triển bản thân. Nếu như ở cấp độ ba các tổ chức đã loại bỏ được các trở ngại nâng cao thành tích làm việc thông qua văn hóa hợp tác, hỗ trợ; đơn giản hóa quy trình làm việc; hay nhân viên được cung cấp đầy đủ công cụ và có người quản lý giỏi giúp họ làm tốt nhất công việc của mình. Tuy nhiên ở cấp độ này, các doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được năng lực đổi mới và khả năng thích ứng nhanh với mọi thay đổi trên thị trường để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, thì sang đến cấp độ bốn, mỗi nhân viên không chỉ được khuyến khích để làm tốt công việc của mình mà còn có cơ hội phát triển để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình trong môi trường đa dạng, công bằng, minh bạch và hòa hợp.
-
-
-
-
Khi tổ chức nhận ra sự cần thiết phải giúp từng nhân viên thấy được họ là một phần của cộng đồng tại nơi làm việc. Công ty chính là ngôi nhà thứ hai, nơi họ thoải mái thể hiện bản thân mình, có cơ hội học hỏi, phát triển và hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ chiếm chọn được trái tim và khối óc của nhân viên và chắc chắn những điều tuyệt vời sẽ xảy ra.
Để tổ chức chuyển từ cấp độ này lên cấp độ tiếp theo trong mô hình trải nghiệm nhân viên xuất sắc tốn rất nhiều công sức thậm chí mất nhiều năm. Nhưng nỗ lực đó rất đáng giá. Chúc bạn thành công và đừng quên liên hệ với chúng tôi trong trường hợp bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề này.
Huong Nguyen, TalentSite's Managing Partner
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.