DỊCH VỤ

REFERRAL PROGRAM

TÀI NGUYÊN

LIÊN HỆ

PODCASTS

Tổ chức của bạn cần năng lực gì để triển khai mục tiêu
chiến lược?

bởi Hương Nguyễn

21/02/2022

Theo khải sát gần đây của McKinsey dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp và giám đốc Nhân sự, 60% người được hỏi trả lời “xây dựng năng lực tổ chức” là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ. Tuy nhiên, 3/4 số lượng tham gia phản hồi không nghĩ tổ chức của mình đang làm tốt việc tập trung vào xây dựng các năng lực quan trọng nhất. Khi nhà điều hành tham gia vào quá trình xây dựng năng lực tổ chức, doanh nghiệp sẽ thành công hơn khi nhất quán được mục tiêu chiến lược và năng lực cũng như kỹ năng cần thiết để triển khai chiến lược thành công.

Năng lực tổ chức là gì?

Hiểu một cách đơn giản năng lực tổ chức là tổng hòa của các kỹ năng, khả năng, và chuyên môn (expertise) mà tổ chức của bạn có. Chúng hình thành nên đặc trưng (identity) và tính cách riêng (personality) của từng doanh nghiệp mà nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên khi nghe đến tên doanh nghiệp sẽ biết ngay doanh nghiệp đó làm gì, giỏi về lĩnh vực nào? Đây là tài sản nếu được đầu tư sẽ ổn định qua thời gian và rất khó để đối thủ cạnh tranh trên thị trường bắt chước như sản phẩm, công nghệ, chiến lược.

Tại sao năng lực tổ chức lại quan trọng?

Năng lực tổ chức giúp hiện thực hóa tầm nhìn và chiến lược của nhà sáng lập, điều hành. Đây cũng là tiêu chí để doanh nghiệp thu hút, tuyển chọn và phát triển nhân tài giúp tổ chức của bạn có một đội ngũ có các kỹ năng cần thiết để triển khai mục tiêu cũng như kỳ vọng của khách hàng.

11 Năng lực trong các tổ chức thành công

Không có một danh sách các năng lực kỳ diệu phù hợp với mọi tổ chức. Dưới đây là 11 năng lực các công ty thành công thường có (những tổ chức này thường có 3 năng lực nổi trội so với các công ty cùng ngành và duy trì các năng lực còn lại ở mức trung bình trong ngành)

1. Talent - Năng lực thu hút; khuyến khích và giữ chân nhân tài có năng lực, có nhiệt huyết và có tính cam kết cao

Các tổ chức phát triển đội ngũ nhân tài thông qua triển khai linh hoạt các các chiến lược:

-

-

-


-


-



2. Speed (tốc độ) - Tổ chức rất giỏi trong việc hiện thực hóa các thay đổi quan trọng một cách nhanh chóng

Tốc độ đề cập đến khả năng của tổ chức trong việc nhân ra cơ hội và hành động nhanh chóng khi khai thác thị trường mới, phát triển sản phẩm mới hay triển khai quy trình kinh doanh mới.

3. Shared Mindset – Doanh nghiệp có văn hóa và bản sắc rõ nét phản ánh những gì mình đại diện và cách mọi người trong tổ chức làm việc

Để đánh giá năng lực này, hãy yêu cầu mỗi nhân viên trong tổ chức của bạn nói lên ba điều mà doanh nghiệp của bạn muốn được biết đến bởi những khách hàng tốt nhất của mình trong tương lai là gì? Đo lường mức độ đồng thuận bằng cách tính toán phần trăm phản hồi phù hợp với một trong ba mục thường được đề cập nhất.

4. Accountability - Doanh nghiệp rất xuất sắc trong việc đạt được năng suất lao động cao

Tinh thần chịu trách nhiệm trở thành năng lực của tổ chức khi toàn thể nhân viên đều thấy rằng không hoàn thành mục tiêu của công ty là điều không thể chấp nhận được.

Cách để bạn có thể kiểm tra năng lực này tại tổ chức của mình là xem hệ thống quản trị thành tích nhân viên:

-

-
-





5. Collaboration - Doanh nghiệp xuất sắc khi hợp tác làm việc liên phòng ban để đảm bảo hiệu quả công việc và mục tiêu tăng trưởng

Năng lực hợp tác có được khi cả tổ chức hoạt động như là một khối thống nhất để đạt được hiệu quả hoạt động thông thông qua chia sẻ ý tưởng và nguồn lực trên toàn hệ thống.

6. Learning - Doanh nghiệp xuất sắc trong hoạt động tạo ra các ý tưởng có ảnh hưởng tích cực đến tổ chức

Các tổ chức tạo ra ý tưởng mới thông qua so sánh các chuẩn mực với các đối thủ cùng ngành, thử nghiệm các ý tưởng mới, thu hút các kỹ năng mới mà tổ chức không có thông qua hoạt động tuyển dụng nhân tài hay triển khai hoạt động liên tục cải tiến. Những ý tưởng này sau đó được triển khai đại trà trên toàn tổ chức.

7. Leadership - Doanh nghiệp xuất sắc trong hoạt động phát triển đội ngũ lãnh đạo ở mọi cấp bậc

Các công ty nhất quán trong hoạt động phát triển đội ngũ lãnh đạo sẽ luôn có nguyên tắc lãnh đạo (leadership principles) rõ ràng và coi đó là tiêu chí để tuyển chọn đội ngũ từ bên ngoài, lên kế hoạch đào tạo hàng năm, cũng như làm tiêu chí để phát hiện đối tượng tiềm năng (HIPO) cho các chương trình phát triển lãnh đạo tương lai.

8. Customer Connectivity - Doanh nghiệp xuất sắc trong hoạt động xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua phát triển tổ chức theo định hướng lấy khách hàng là trung tâm

9. Strategic Unity - Doanh nghiệp xuất sắc trong việc truyền tải và chia sẻ mục tiêu chiến lược tới toàn thể nhân viên

Nhất quán chiến lược được tạo ra ở cả 3 mức độ: nhất quán về tinh thần; hành vi và quy trình thực thi.

Để đảm bảo nhất quán ở cấp độ tinh thần, bạn cần đảm bảo toàn thể nhân viên từ trên xuống dưới đều biết công ty đang theo đuổi chiến lược gì và vì sao nó lại quan trọng như vậy.

Để nhất quán về hành vi, bạn có thể hỏi xem nhân viên của mình dành bao nhiêu thời gian của họ cho các công việc liên quan trực tiếp đến mục tiêu chiến lược.

10. Innovation - Doanh nghiệp xuất sắc trong hoạt động quản trị, phát triển sản phẩm; phát triển kênh phân phối và đổi mới chiến lược.

Những doanh nghiệp xuất sắc trong năng lực đổi mới sẽ luôn tập trung vào các mục tiêu đổi mới trong tương lai thay vì mãi hoài niệm về các thành tựu trong quá khứ ở tất cả các mảng như phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh, chiến lược kênh phân phối, nhận dạng thương hiệu hay dịch vụ khách hàng. Năng lực này có thể được đánh giá thông qua các chỉ số như doanh thu hay lợi nhuận từ các sản phẩm, dịch vụ mới trong 3 năm vừa qua.

11. Efficiency - Doanh nghiệp quản trị tốt chi phí hoạt động mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông qua thiết kế lại, tổ chức lại; tái cấu trúc

Hiệu quả hoạt động là năng lực dễ nhất để nhận biết: tỷ lệ hàng tồn kho, chi phí lao động trực tiếp và gián tiếp, chi phí bán hàng, v.v. - các chỉ số này đều dễ dàng nhìn thấy trên báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp.




Build Strategy: áp dụng khi doanh nghiệp có nhân tài tiềm năng và có thời gian để phát triển
Buy Strategy: khi doanh nghiệp không có sẵn nhân tài có bộ kỹ năng và trải nghiệm phù hợp với chiến lược mới
Borrow Strategy: mảng kiến thức nào doanh nghiệp của bạn nên thuê ngoài; thuê chuyên gia, tư vấn thay vì phải tuyển nhân viên chính thức để tiết kiệm chi phí và đi nhanh?
Transform Strategy: mảng công việc nào trong tương lai sẽ không còn hay không phù hợp cần phải đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao (reskilling & upskilling)?
Retention Strategy: thiết kế và triển khai lộ trình sự nghiệp để giữ chân nhóm nhân tài tiềm năng, nhóm thành tích cao, nhóm chủ chốt (HIPO, HIPE, Critical talent)

Nhìn vào form đánh giá thành tích của nhân viên, bạn có biết được mục tiêu, chiến lược kinh doanh không?
Bao nhiêu % nhân viên được đánh giá thành tích hàng năm?
Sự khác nhau về lương, thưởng của nhân viên ở các bậc đánh giá (không đạt yêu cầu; đạt yêu cầu; vượt mục tiêu). Một số tổ chức vẫn khẳng định triết lý trả lương của mình là trả theo năng lực và thành tích nhưng tỷ lệ tăng lương cuối năm với mức giao động từ 5% - 6% thì chắc chắn là không phản ánh đúng triết lý mong muốn rồi.


Tiến hành đánh giá năng lực tổ chức

Giống như kiểm toán tài chính để kiểm tra dòng tiền hay tiến hành đánh giá 360° để đánh giá hành vi, năng lực lãnh đạo, đánh giá năng lực tổ chức giúp bạn quản trị tốt tài sản vô hình của doanh nghiệp mình và tập trung vào những năng lực quan trọng nhất để triển khai chiến lược thành công.

Bạn có thể triển khai hoạt động này trên phạm vi toàn công ty hay từng đơn vị kinh doanh. Bởi trên thực tế, mỗi đơn vị kinh doanh sẽ có chiến lược và mục tiêu riêng nên có thể bộ năng lực không trùng khớp hoàn toàn trên phạm vi toàn hệ thống, đặc biệt với các doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực kinh doanh. Dưới đây là quy trình triển khai bạn có thể tham khảo:

1. Đội ngũ lãnh đạo liệt kê các năng lực giúp tổ chức có thành công như hiện nay. Bạn có thể tham khảo 11 năng lực chung được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong bước này, đội ngũ lãnh đạo cũng cần đưa ra tiêu chuẩn (standard) mà tổ chức cần đạt được cho từng năng lực được chọn

2. Đội ngũ quản lý cấp trung trở lên sẽ tham gia đánh giá. Với mỗi năng lực, người tham gia được yêu cầu đánh giá năng lực hiện tại của tổ chức.

3. Chia sẻ báo cáo với đội ngũ quản lý cấp cao và cấp trung. Sau đó lên kế hoạch cải thiện.

4. Chọn ba năng lực quan trọng nhất để triển khai chiến lược thành công. Tư duy một cách thông thường, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào cải thiện các năng lực đang ở dưới chuẩn. Tuy nhiên, các nhà điều hành và chuyên gia tư vấn đều có cùng quan điểm nên tập trung vào các năng lực đang là thế mạnh của tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai chiến lược thành công. Chính vì vậy, nếu có những năng lực đang được đánh giá cao nhưng quan trọng thì bạn vẫn nên tập trung vào để cùng đội ngũ của mình duy trì thế mạnh của chúng để mỗi khi khách hàng và nhân viên nghĩ về thương hiệu, những đặc điểm đó luôn hiện ngay trong tâm trí họ.

Một điều quan trọng bạn cần lưu ý, các năng lực có sự tương thuộc và liên kết với nhau. Ví dụ, bạn muốn nâng cao năng lực “speed” – tốc độ. Nhưng để đẩy nhanh tốc độ thì năng lực học nhanh (learning fast) hay năng lực hợp tác (collaboration) cũng cần phải cải thiện. Nghĩa là một năng lực được tập trung, nó sẽ cải thiện các năng lực khác liên quan. Hay ví như không có một năng lực nào được xây dựng nếu không có người lãnh đạo. Vì vậy, khi bạn cải thiện chất lượng năng lực lãnh đạo, thì năng lực thu hút nhân tài (talent) hay năng lực hợp tác trong tổ chức (collaboration) sẽ được cải thiện. Vì vậy, cần tìm ra năng lực bao trùm, quan trọng nhất và có tầm ảnh hưởng để tập trung.

5. Cuối cùng là lên một kế hoạch thật cụ thể và rõ ràng để đạt được mục tiêu. Bạn nhớ là một kế hoạch có hay đến mấy nhưng thiếu thực thi xuất sắc thì mãi vẫn chỉ là một kế hoạch trên giấy. Để có kết quả như kỳ vọng cần năng lực và kỷ luật thực thi từ trên xuống dưới. Lãnh đạo là người tạo ra văn hóa tổ chức. Vì vậy, hãy cùng đội ngũ quản lý của bạn làm gương để xây dựng văn hóa thực thi xuất sắc trong tổ chức của mình nhé.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí dịch vụ này.

Huong Nguyen, TalentSite's Managing Partner

Liên hệ với chúng tôi

LIÊN HỆ NGAY

Dịch vụ đang quan tâm

LIÊN HỆ NGAY

Tái cấu trúc phòng Nhân sự
Lập chiến lược nguồn nhân lực
Xây dựng và triển khai quy trình quản trị thành tích
Xây dựng và triển khai giải pháp quản trị nhân tài
Xây dựng giải pháp đào tạo
Xây dựng và triển khai chiến lược gắn kết nhân viên
Xây dựng chế độ phúc lợi và triết lý lương thưởng

Thank you!

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.