Nghịch lý phát triển nhân tài ở startup đang tăng trưởng
bởi TalentSite Editorial Team
28/02/2022
ryby/Getty Images Signature
Nhân viên cũng cần “đuổi kịp” doanh nghiệp, nếu không muốn bị cắt bỏ
Trong những doanh nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, những yêu cầu công việc thường nhật có xu hướng vượt quá kỹ năng của nhân viên.
Rất nhiều startup không nhận ra thực tế này. Họ chỉ hiểu mình thiếu chiến lược Nhân sự khi nhận ra những người đồng hành với mình từ trước tới nay không có khả năng đưa doanh nghiệp đi xa hơn trong tương lai.
Hoặc đối với một vài startup có thể dự đoán trước biến chuyển này, nó vẫn rất tàn khốc, khi mà bản chất startup được xây dựng trên một đội ngũ có sự tin tưởng và gắn bó chặt chẽ với nhau. Startup thường tập hợp những con người dám chịu những rủi ro lớn trong sự nghiệp, thường xuyên làm việc quá giờ và có tính cam kết cao đối với mục tiêu chung.
Và cũng là những con người ấy, đến một thời điểm nào đó, cần được thay thế một phần hoặc thậm chí toàn bộ. Điều này sẽ xảy ra khi doanh nghiệp không chuẩn bị và đầu tư đủ sức lực, thời gian cho nhu cầu nhân lực trong tương lai.
Bản gốc: The People Development Paradox at Growing Startups
Startup tăng trưởng nhanh đối mặt với những nghịch lý về phát triển nhân tài
Những mô hình HR truyền thống thường rất hữu dụng trong việc tìm ra các thách thức, hạn chế trong chiến lược phát triển Nhân tài của doanh nghiệp.
Mô hình tôi ưa thích chỉ bao gồm 3 hạng mục chính:
-
-
-
Build Strategy: phát triển những nhân tài trong doanh nghiệp để đảm nhận các vai trò mới
Buy Strategy: thuê những nhân tài từ thị trường lao động bên ngoài
Borrow Strategy: mượn kiếm các nguồn lực tạm thời từ bên ngoài (như tư vấn, contractor)
Theo trực giác, rất nhiều startup đi theo định hướng “Thuê người mình cần” và “Mượn người vượt quá khả năng chi trả”.
Với startup, khi bạn có một đội ngũ tinh gọn và một mục tiêu tham vọng, tất cả thành viên cần làm việc tự lập hết sức hiệu quả và có khả năng tạo ra giá trị ngay lập tức. Tương tác giữa các thành viên trong một công ty khởi nghiệp trở nên thú vị cũng vì lý do này - mỗi thành viên đều đóng vai trò độc đáo và quan trọng để đi tới thành công.
Tuy nhiên, chính yêu cầu “làm việc tự lập hiệu quả” ở nhân viên này đã đẩy nhiều startup vào chiếc bẫy nghịch lý: nhận thức về nhu cầu được đào tạo và phát triển của nhân viên ngày càng giảm, dẫn đến sự thiếu gắn kết giữa sự phát triển của cá nhân và sự phát triển của doanh nghiệp.
Startup tăng trưởng nhanh đối mặt với những nghịch lý về phát triển nhân tài
BUILD
BUY
BORROW
Đối với startup, việc đầu tư vào chiến lược “Build” (đầu tư vào phát triển nhân tài nội bộ) là cách hữu hiệu để duy trì và up-skill những nhân viên hiện tại nhiều nhất có thể. Việc đầu tư cần hai bước sau:
1.
2.
Startup giờ đây cần phải xác định rõ nhiệm vụ của nhân viên trong bối cảnh kinh doanh biến động. Chắc chắn rằng sự chênh lệch giữa yêu cầu công việc và tốc độ phát triển của nhân viên sẽ rất lớn. Thậm chí bạn cần phải xử trí những nhân viên vượt quá yêu cầu công việc nữa.
Xác định nhu cầu trong tương lai về yêu cầu công việc của nhân viên
Thiết lập và truyền thông kế hoạch phát triển nhân tài để giúp đỡ nhân viên phát triển vào các vị trí phù hợp
Để phát triển một chiến lược nhân tài - hãy bắt đầu với việc xác định công việc, vị trí nào startup sẽ cần tới khi chạm tới dấu mốc tăng trưởng tiếp theo. Sau đó hãy cùng nhân viên thảo luận để tìm ra đâu là những kỹ năng startup thiếu để tiếp tục tăng trưởng và lên kế hoạch để bồi dưỡng các kỹ năng ấy cho những nhân viên có định hướng cá nhân phù hợp.
Tôi khuyến khích những nhà sáng lập, đội ngũ điều hành và bộ phận nhân sự đầu tư vào chiến lược nhân tài và phát triển con người ngay từ đầu, trước khi bước vào thời điểm tăng trưởng và mở rộng của startup. Hãy tạo ra giá trị trong đội ngũ nhân viên và thực hành những thói quen tốt giúp doanh nghiệp vượt qua quá trình chuyển đổi một cách thành công.
Khuyến khích nhân viên phát triển sự nghiệp và gắn nó với sự thành công của tổ chức
Tôi không có thời gian và tiền bạc để phát triển con người
Cách startup thường nhìn nhận
Tôi thuê những người có thể làm việc tự lập
Tôi hợp tác với những người tôi ước rằng mình không cần (hoặc người mình không thể chi trả)
Tôi biết rằng những nhiệm vụ sắp tới của doanh nghiệp cần tới việc phát triển con người trong tổ chức
Góc nhìn
chiến lược
Tôi thuê người khi cần thêm số lượng nhân sự và những chuyên môn mới
Tôi hợp tác vì những nhiệm vụ tạm thời (hoặc vì những kỹ năng tôi chưa thể chi trả)
Những thách thức về Nhân tài tăng vọt trong một môi trường tăng trưởng nhanh
Hệt như một chiếc công tắc bất chợt đổi chiều. Những công ty startup nhỏ, với tổ chức rời rạc vốn cho rằng sẽ có đủ thời gian để các chương trình và chính sách về nhân tài thích nghi với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, nay chợt đối mặt với một quỹ đạo tăng trưởng hoàn toàn khác. Đối với startup, việc nhân đôi số nhân sự trong vòng vài tháng để bắt kịp nhu cầu kinh doanh không phải chuyện lạ. Và trong những tình huống như vậy, sẽ chẳng có thời gian để bạn bắt kịp bằng cách dần cải tiến quy trình nhân sự vốn có. Thường thì những chương trình Nhân sự cũ, không phù hợp phải được cắt bỏ hoàn toàn để dành khoản đầu tư cho những hoạt động Nhân sự có khả năng giúp doanh nghiệp tăng trưởng.
Nhân viên của bạn có gặp phải thách thức tương tự không?
Một nửa số các công ty công nghệ mới nổi không có chiến lược quản trị nhân tài chính thức
Điều này không mấy bất ngờ. Trong cộng đồng startup, có một tư tưởng lớn cho rằng các team khởi nghiệp “máu chiến” thì chẳng cần tới cấu trúc nhân sự chính thức, và cái gọi là HR chỉ phù hợp với các tổ chức lớn.
Nhiều nhà sáng lập và điều hành muốn các thay đổi về nhân sự được đưa ra tự nhiên theo sự tăng trưởng của công ty. Điều này đồng nghĩa với việc những chương trình và chính sách quản trị nhân tài theo định hướng chiến lược chỉ được quan tâm khi tổ chức đối mặt với các vấn đề như:
- Thiếu hụt nhân sự để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
- Cơ cấu tổ chức hỗn loạn; vai trò, trách nhiệm các phòng ban bị chồng chéo
- Các hành vi thiếu chuyên nghiệp, không theo chuẩn mực bị vượt qua ranh giới.
Bên cạnh những lợi ích khi startup cho phép các quy trình này diễn ra tự nhiên, thì liệu những chương trình nhân tài như vậy có đủ bền vững không, khi công ty thiếu đi tầm nhìn và chiến lược rõ ràng, dài hạn về Nhân tài và vai trò của họ trong tổ chức?
TalentSite Editorial Team
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.