Lắng nghe câu chuyện startup đầu đời và những bài học thấm thía từ anh Bùi Sỹ Phong - CEO Telio.
Hiện tại tôi đang gầy dựng startup thứ hai, mọi người thường gọi nỗ lực này là “ánh sáng cuối con đường”. Tôi thường nghĩ câu chuyện startup đầu đời của tôi và anh bạn co-founder - tôi nghĩ về những thất bại. Những thất bại này giúp tôi trưởng thành hơn khi xây dựng dự án thứ hai, và hy vọng những chia sẻ sau đây có thể giúp đỡ những ai đang ôm hoài bão startup.
1. Đam mê khởi nghiệp
Tôi bắt đầu sự nghiệp với HTC tại Pháp, sau đó bén duyên với các nhà mạng khác ở châu u như O2, Vodafone, Orange. Sau đó tôi trở về Việt Nam, làm việc cho hai ngân hàng nội địa và một công ty phần mềm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng với quy mô quốc tế. Người bạn co-founder của tôi làm việc ở một hãng tư vấn lớn của nước ngoài, trước khi chuyển sang một công ty e-commerce sừng sỏ trong nước. Chúng tôi là những người trẻ thành công - bọn họ hay nói vậy, bởi vị trí cao và mức lương hậu hĩnh mà chúng tôi đạt được, dẫu tuổi đời con trẻ. Nhưng sâu trong 2 đứa là tinh thần khởi nghiệp và niềm tin về một dự án khởi nghiệp trong tương lai gần. Trước khi nhận công việc đầu tiên khi về Việt Nam, tôi nhen nhóm ý tưởng startup về một ứng dụng OTT e-learning, nhưng đành bỏ dở. Anh bạn tôi cũng rất cừ. Ở thời điểm đó, anh rục rịch lên ý tưởng về một dự án e-commerce trên thị trường ngách.
Chuyện bắt đầu từ 2014, khi bạn tôi bay trở lại Hà Nội từ TP. HCM, chúng tôi có một bữa sáng và một buổi coffee nhỏ. Chúng tôi rôm rả nhiều chuyện, đa phần là về việc đi làm, và cuộc trò chuyện cứ thế rẽ sang đam mê khởi nghiệp của hai người trẻ. Tôi nhớ như in về ý tưởng chia sẻ tài khoản premium fshare - dịch vụ chia sẻ file lớn nhất Việt Nam của mình. Qua việc đăng tải và chia sẻ, tôi sẽ kiếm được nhiều traffic, cũng như kiếm được nhiều tiền từ đó. Ý tưởng này quả thực ngu ngốc. Phạm pháp, không lâu dài, không có đất phát triển - nhưng nó đủ để đánh thức trong chúng tôi ước mơ xây dựng lên dự án khởi nghiệp tốt nhất Việt Nam.
Chúng tôi quyết định đi những bước đầu bằng một dự án game. Thuở ấy, Flappy Bird là startup huyền thoại ở Việt Nam. Và chúng tôi được truyền rất nhiều cảm hứng từ câu chuyện ấy.
Những mẩu tin startup là một phần không thể thiếu. Hai đứa đọc rất nhiều về những startup lớn, từ AirBnB, cho tới việc Travis biến ý tưởng của mình thành dự án khởi nghiệp thành công nhất trong thời đại kinh tế chia sẻ - Uber. Chúng tôi đọc Tech In Asia, với những câu chuyện về GrabTaxi, về Rocket Internet. Và có một startup hai đứa đặc biệt yêu thích - iCarsClub - nền tảng cho thuê xe ô tô P2P. Dự án thu hút cả triệu USD ở thị trường Singapore. Đó cũng là lúc chúng tôi muốn làm những điều tương tự cho Việt Nam.
Đối với công việc ở thời điểm ấy, chúng tôi rủng rỉnh về mặt tài chính. Vì vậy hai đứa quyết định chưa vội rời công ty mà song song thực hiện dự án startup về một game Android.
2. Xây dựng game đầu tiên
Ý tưởng rất đơn giản. Người chơi điều khiển một quả bóng nảy bằng cách nghiêng điện thoại nhằm tránh những con quái vật. Chúng tôi thuê một bạn Android developer trẻ. Song song với đó tôi phụ trách thiết kế đồ họa, anh bạn co-founder đảm nhận phần testing. Chúng tôi mất 2 tháng để hiện thực hóa nó. Hai đứa chỉ có thể làm về đêm và cuối tuần. Và cả hai đều khá hài lòng về thành quả - game mượt, đủ hấp dẫn để có người chơi. Ít nhất có hai người cùng suy nghĩ thế.
Hai đứa rất hào hứng ngày game ra mắt. Game có sự hỗ trợ của tinhte - một website có lưu lượng truy cập cao trong quá trình quảng bá. Đồng thời, hai đứa cũng để ra một chút tiền cho social marketing. Sau 3 ngày ra mắt, game cán mốc 1000 lượt tải. Sau 10 ngày, số lượt tải tăng lên 3000. Google Play Store Vietnam còn xếp game vào hạng 85 trong BXH 100 game tiềm năng. Nhưng câu chuyện chỉ có vậy. Chúng tôi chỉ đạt được ngần ấy.
Dự án không có kế hoạch marketing lâu dài, không được nghiên cứu kỹ về sales và phát triển sản phẩm. Đặc biệt, mỗi ngày chúng tôi chỉ có thể bỏ ra 1-2 giờ cho dự án. Sau 2 tháng, chúng tôi quyết định xin nghỉ việc tại công ty và dành toàn thời gian cho dự án startup.
3. Full-time startup founder
Trở lại câu chuyện Uber và iCarsClub, tôi và co-founder đều tin rằng Vận tải là một thị trường khổng lồ và tiềm năng, luôn có chỗ cho những sáng tạo mới. Cả hai cũng tin vào ý tưởng dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ - mô hình của tương lai. Chúng tôi nghĩ về một marketplace kết nối người giúp việc, cho thuê đồ chơi, và cả những thứ điên rồ khác. Nhưng cuối cùng, Vận tải lại giữ chân chúng tôi, để rồi cả hai cho ra mắt BonBonHub, nền tảng cho thuê xe ô tô P2P tại Việt Nam.
Ngày 1/8/2014, chúng tôi làm mọi thứ tự thân. Nghiên cứu thị trường, xây dựng tính năng sản phẩm, tuyển dụng, mô hình tài chính,... mọi thứ. Hai người có nhiều điểm chung về quan điểm và cách thức hành động.
Để sản phẩm được ra mắt nhanh chóng trên thị trường, chúng tôi sử dụng open framework trên PHP, Magento và mua add-on về thuê xe từ AppTha. Chúng tôi đã nghĩ rằng đó là một lựa chọn hay. Với sự giúp đỡ của một bạn PHP developer, cả hai đã cho ra mắt website sau 2 tháng rưỡi, vào 17/10/2014.
Để có được nhiều xe, chúng tôi đã thỏa thuận với các bên dịch vụ cho thuê xe nhằm thuyết phục họ đưa xe lên nền tảng. Vào ngày ra mắt, BonBonHub có 60 xe ô tô sẵn sàng cho thuê.
Về marketing, chúng tôi triển khai trên Facebook, nhắm vào đối tượng nhân viên văn phòng thích du lịch.
Ở thời điểm ấy, chúng tôi có 6 người. 2 founder, 1 kỹ thuật, 1 business development, 1 business analyst và 1 marketer. Nhóm cán mốc 300 xe trên nền tảng. Song không ai ngờ được chữ “nhưng”.
4. Khó khăn nối tiếp khó khăn
Khó khăn đầu tiên, không có nhiều giao dịch trên website. Có những ngày chúng tôi nhận được 2, 3 order, cao điểm lên tới 5 đơn. Nhưng con số chỉ chững lại ở đó. Chúng tôi chật vật để thu hút thêm người dùng. Dẫu cho những nỗ lực marketing, nào là flyers, posters, viral campaigns trên Facebook và các diễn đàn - chi phí thu hút một khách hàng vẫn ở mức $2.5, một con số quá cao.
Mọi chuyện tệ dần khi những order đầu tiên không thành công. Không có một chiếc xe nào được thuê. Chúng tôi hoang mang vì không biết lý do. Tôi vẫn thường nghĩ mình nên gọi hỏi lại họ vào thời điểm ấy.
Mặt khác, xe trên BonBonHub là xe của các bên dịch vụ khác, họ bận bịu và không chủ động cập nhật về tình hình xe cho chúng tôi. Do đó, dù thông báo tất cả các xe đều sẵn sàng cho thuê, thực tế là xe đã được thuê qua các bên dịch vụ trước đó. Vì vậy, giao dịch thất bại.
Thêm nữa, chúng tôi hoàn toàn ngó lơ xem cần bao nhiêu khách hàng/ bao nhiêu giao dịch để về điểm hoà vốn. Cả team đều chăm chỉ, nhưng chúng tôi thiếu thông tin để biết mình đang đi đúng hướng hay không.
Khó khăn thứ hai, chúng tôi không thể thuyết phục được các cá nhân cho thuê xe trên nền tảng. Ở Mỹ và các nước châu u, xe chỉ là xe. Ở Việt Nam, xe là khối tài sản lớn. Đó là thành quả lao động của mỗi người. Vậy nên, việc cho người lạ thuê xe quả thật là một chữ “không” to đùng. Những nỗi sợ luôn hiển hiện: về việc mất cắp, về tai nạn, về điều kiện bảo quản,... Đây là rào cản tâm lý không hề dễ vượt qua, đặc biệt là ở Việt Nam.
Khó khăn thứ ba là về sản phẩm - website. Đó là một framework có sẵn và được bổ sung thêm nên website không vận hành như ý chúng tôi. Chúng tôi buộc customize liên tục, và nhiều vấn đề nảy sinh từ đó. Giá tính sai, xe hiển thị sai, các báo cáo cũng không đúng, và việc phát triển tính năng mới là cả thách thức lớn. Có những lúc, cả nhóm đều rất nóng máu về những lỗi cơ bản của website. Không khí làm việc khi ấy cũng rất căng thẳng.
Khó khăn thứ tư là về team. Anh bạn co-founder là một người tài ở lĩnh vực tài chính, chiến lược nhưng gặp đôi chút lưỡng lự trong quá trình thực thi và đôi khi tôi mất bình tĩnh trước anh. Tôi chuyên về sản phẩm và kỹ thuật, không giỏi marketing. Làm việc ở những tập đoàn lớn, chúng tôi rất mạnh, nhưng dưới cương vị quản lý, chúng tôi không phải những người triển khai tốt. Thêm nữa, do kinh nghiệm làm việc hoàn toàn với những đối tác “quần tây áo vest”, hai đứa lúng túng khi phải nói chuyện với các bên và cá nhân cho thuê xe. Hai tầng lớp khác nhau - đó là suy nghĩ khiến đôi bên ngày một xa cách.
Phần còn lại của team là thực tập sinh. Chuyện buồn là tuy 2 chúng tôi có ngốc trong việc triển khai, và không giỏi cả marketing và sales, nhưng 2 đứa vẫn khá khẩm hơn phần còn lại. Chúng tôi phải chèo lái họ bằng kinh nghiệm ít ỏi của bản thân. “Thằng chột làm vua xứ mù” - đây là cái bẫy lớn. Khi bạn là founder, đừng vui khi bạn giỏi nhất team trên mọi lĩnh vực. Mà bạn nên có đủ những người giỏi hơn bạn ở từng lĩnh vực.
Khó khăn thứ năm là sự thiếu hụt kinh nghiệm Marketing, Market insight và Sales. Chúng tôi vật lộn để tìm ra thị trường ngách, định nghĩa khách hàng mục tiêu, tìm ra và tiếp cận họ. Tất cả những đầu việc trên đều là phép thử, vì chúng tôi không đặt ra KPIs và mục tiêu cụ thể. Và khi cảm thấy không hài lòng, chúng tôi dừng lại, không hề mảy may suy nghĩ phương án cải thiện. Sau hai tháng chạy, chúng tôi có 30 order và phục vụ được 10 order. Một cú ngã đau điếng.
5. Tìm kiếm đầu tư trong tuyệt vọng
A! Đầu tư - phần thú vị nhất đối với mỗi startup đây rồi. Ngày ngày, có hàng chục tin về công ty này thu hút x triệu đô, công ty kia được rót vốn y triệu đô. Tự tin về tầm nhìn và các kế hoạch của chúng tôi, cả hai chắc nịch về cái tương lai BonBonHub được rót vốn. Chúng tôi được vài nhà đầu tư chú ý, từ Nhật Bản, Hongkong, Nga và Việt Nam. Chúng tôi đã pitch (trình bày gọi vốn) nhiều lần, nhưng chỉ dừng lại ở đó. Không buổi nào thành công. Lý do thật dễ hiểu: 10 đơn hàng trong 2 tháng không phải một con số ấn tượng, hay thậm chí không an toàn.
Càng đi xa, chúng tôi còn càng ít tiền. Hai đứa đã bỏ ra 20 ngàn đô vào startup, nhưng không thu được một đồng lời. Sinh tử BonBonHub giờ đây phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà đầu tư.
Trong thời điểm tuyệt vọng đó, chúng tôi tìm mọi cách để kiếm được tiền từ bên ngoài.
Và cũng vì sự tuyệt vọng, chúng tôi phá hủy mọi mối quan hệ với nhà đầu tư. Team liên tục gửi email cho các nhà đầu tư với mật độ dày đặc, nhưng tình hình không hề tốt lên. Chúng tôi gửi đi những kế hoạch tài chính, những bản pitch deck được làm vội vàng. Những con số chúng tôi đưa ra, ngẫm lại thật đáng hổ thẹn. Chúng tôi nhắc tới việc đã tăng gấp đôi số xe, từ 60 lên 120 trong 2 tuần. Nhưng hỡi ôi, cùng là 200%, làm sao chúng tôi cạnh tranh được với những startup khác, khi họ gấp đôi số doanh thu từ 1 triệu đô lên 2 triệu đô. Trước con số 200% vô vị, tất cả những phản hồi chỉ là: “chúng tôi có hứng thú, hãy tiếp tục cập nhật cho chúng tôi”.
Càng gọi vốn, chúng tôi càng bộc lộ sự non trẻ của mình dưới tư cách founder. Không ai tin tưởng để đầu tư vào BonBonHub.
6. Thất bại
Điều gì đến cũng đã đến. Một buổi chiều 12/2014, lại ở một quán coffee nọ, tôi và co-founder trò chuyện về BonBonHub. Nhưng lần này, chúng tôi đặt ra dấu chấm cho dự án. Cả hai đã phạm phải nhiều sai lầm. Chúng tôi không trực tiếp đề cập tới kết thúc của BonBonHub, nhưng cả hai đều ngầm hiểu đối phương. Điều này càng rõ hơn khi tôi và anh bạn bắt đầu nói về những ý tưởng khác, và cũng là startup ở thời điểm hiện tại.
Một số người nói với tôi rằng, chúng tôi chưa nỗ lực hết mình vì BonBonHub, nhất là trong việc thu hút khách hàng và bán hàng. Tôi phải thừa nhận, rằng đó cũng lại là sai lầm của bản thân. Chúng tôi lưỡng lự, không đủ gan để đi tới văn phòng và trao đổi với khách hàng. Cả hai phụ thuộc vào nhân sự sales, marketing là các thực tập sinh. Họ còn mới tốt nghiệp kia mà, họ không thể biết hơn được.
Hai tháng sau, vào 3/2015, chúng tôi lại hẹn gặp ở quán coffee, và chính thức đưa ra quyết định dừng BonBonHub. Tình cảnh tệ, nỗ lực không đúng cách, và vấn đề tài chính còn thảm hơn. Đó là một thất bại, tôi và anh bạn co-founder chẳng thể làm gì khá trước thất bại ấy.
Người bạn co-founder của tôi quyết định dành thời gian để soi chiếu bản thân và tìm ra con đường phù hợp hơn. Tôi thì quyết định làm lại với một dự án khác, mang tên OnOnPay.
7. Khởi đầu mới
Hiện tại, anh bạn của tôi đã bén duyên với một startup toàn cầu hàng đầu và có lẽ anh ấy đang hài lòng với công việc của mình. Tôi đang từng bước xây dựng OnOnPay, tránh những lỗi lầm khi xưa. Dù chưa có nhiều thành tựu, nhưng tôi tự tin hơn với những hành trang hiện có.
Hiện tôi đang tập trung vào sản phẩm, phát triển đối tác, thu hút những khách hàng đầu tiên và làm việc cật lực để đạt thành công. Tôi cũng thoải mái với team 12 người full-time hơn là con số 6.
8. Những bài học
Sau câu chuyện trên, tôi xin phép được tóm gọn những lỗi sai mà mình và người bạn co-founder đã mắc phải, để bản thân có thể rút kinh nghiệm và hơn thế, có thể giúp đỡ những bạn trẻ cũng mang trong mình đam mê khởi nghiệp.
Bài học 1: Không làm mọi thứ nửa vời
Tôi và người bạn co-founder, hai chúng tôi đều là những người có thương hiệu cá nhân tốt trên thị trường việc làm. Ngay cả khi chúng tôi đang startup BonBonHub, cũng có rất nhiều offer mời gọi. Điều này đã làm cho chúng tôi suy nghĩ rằng nếu có thất bại với BonBonHub, chúng tôi vẫn có thể quay lại cuộc sống thoải mái như trước. Và đây là một cái bẫy lớn. Nó làm chúng tôi không cố gắng hết sức mà làm nửa vời.
Vì quan điểm luôn có một kế hoạch dự phòng, chúng tôi không nỗ lực hết sức với BonBonHub. Đây cũng là nguyên nhân mà 2 đứa hay chần chừ với nhiều quyết định
Nhiều người vẫn nói rằng: “Một là làm, hai là thôi”. Vì luôn có những dự phòng trong trường hợp “ngộ nhỡ” nên cả hai không dốc hết sức cho dự án đầu tay. Mọi thứ đều nửa vời. Đây là một sai lầm rất, rất lớn. Phép màu chỉ xảy đến khi bạn thoát khỏi vỏ bọc an toàn của mình. Khi mà bạn vẫn do dự và chưa bước khỏi vùng an toàn, chẳng có kỳ tích nào xuất hiện.
Bài học 2: đừng đánh đổi chất lượng sản phẩm và dịch vụ vì bất cứ lý do gì
Thiếu sót lớn nhất của BonBonHub là chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một framework có sẵn và sửa lại sẽ giúp sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi ra mắt trên thị trường sớm hơn, nhưng cũng khiến chúng tôi choáng váng về hàng tá lỗi kỹ thuật. Tôi vẫn nhớ cảm giác xấu hổ khi cả team phải gọi điện cho một người thuê xe, nói với họ rằng giá trên website đã bị tính sai, và mức giá thật cao hơn rất nhiều. Người khách đó đã rất giận dữ.
Không chỉ vậy, chúng tôi không có quy trình vận hành rõ ràng để có thể tiếp nhận đơn hàng, xử lý vấn đề với khách hàng, hoặc tiếp xúc với những người cho thuê xe. Do vậy, cả nhóm đã vận hành lộn xộn, làm việc theo bản năng và nghĩ đó là phương án ổn thỏa. Chúng tôi nhắn những tin nhắn khác nhau cho cùng một khách hàng, về cùng một vấn đề. Chúng tôi tranh cãi kịch liệt với nhau về cách làm việc với một vị khách hàng. Tất cả đều là sai phạm chết người. Đó cũng là lý do tại sao nhóm chốt được rất ít đơn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chờ đợi quá lâu để cho ra mắt một sản phẩm hoàn hảo. Reid Hoffman, người sáng lập LinkedIn từng nói: “Nếu bạn không xấu hổ vì phiên bản đầu tiên của sản phẩm mình làm ra, nó đã được cho ra mắt quá muộn”.
Bài học 3: Hãy nắm rõ về thị trường
Giai đoạn đầu, chúng tôi muốn cho ra mắt một P2P marketplace cho thuê xe (cho thuê xe giữa cá nhân và cá nhân), nhưng sản phẩm cuối cùng lại hoạt động theo mô hình kết nối dịch vụ cho thuê xe với cá nhân. Chúng tôi phải điều chỉnh mô hình kinh doanh sau khi nhận ra, việc thuyết phục khách hàng cá nhân cho thuê xe là không tưởng. Đó là hậu quả của việc không hiểu thị trường.
Mô hình cho thuê xe P2P xuất hiện quá sớm ở Việt Nam tại thời điểm này. Không ai sẵn sàng cho ý tưởng này.
Trong xã hội mà niềm tin chưa được thiết lập, bảo hiểm không hoạt động hiệu quả, mô hình cho thuê P2P (ngang hàng) không thể sống, đặc biệt là với tài sản có giá trị như xe ô tô.
Bài học 4: Founder không nên là người giỏi nhất ở mọi lĩnh vực
Nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công, bạn nên có một team gồm những người giỏi hơn bạn ở từng lĩnh vực chuyên môn họ đảm nhận. Cái gì cũng có giá của nó. Bạn không thể trông đợi vào những thực tập sinh để cho ra mắt một sản phẩm chất lượng. Không nhất thiết bạn phải trả số tiền khổng lồ để kêu gọi nhân tài. Cách hiệu quả hơn là việc bạn truyền cảm hứng cho họ về ý tưởng startup, khuyến khích họ đầu tư chất xám vào doanh nghiệp của mình.
Ý tưởng hay cần người giỏi. Hãy ghi nhớ điều này.
Bài học 5: Với cái bẫy lớn mang tên gọi vốn, bạn có thể sa đà hoặc thậm chí chết vì nó
Như tôi đã kể, vì vội vã mà bản thân đã phá hủy mọi mối quan hệ với nhà đầu tư qua dự án đầu tay. Nhưng bài học chưa dừng lại ở đây. Gọi vốn là công việc full-time. Khi bạn chưa có sản phẩm ổn và một chiến lược khôn ngoan, đừng tốn thời gian gọi vốn. Bạn đang đánh mất thời gian để chinh phục thị trường, để cải thiện sản phẩm, để xây dựng một kế hoạch tài chính ổn thỏa, và còn hơn thế nữa.
Tôi muốn trích dẫn lời khuyên mà Paul Graham (co-founder của Y Combinator) gửi tới các startup founder:
a) Đừng gọi vốn khi bạn chưa cần, và khi nhà đầu tư không cần bạn
b) Gọi vốn như quá trình kiếm người yêu. Không ai muốn một kẻ vô vọng
c) Gọi vốn là công việc full time. Hãy tập trung làm nó khẩn trương rồi tiếp tục quay trở lại tập trung vận hành startup.
Nhiều người đo sự thành công của startup bằng số vốn. Tôi không đồng ý. Một startup thành công là một startup có chất lượng sản phẩm tốt, có một team giỏi, có một môi trường làm việc lý tưởng, là khi bạn có thể tận hưởng công việc hàng ngày và hạnh phúc về thành quả team đạt được. Không tin ư? Tôi có người bạn cũng là startup founder, người đã từng từ chối một một nhà đầu tư khổng lồ mà không hề nuối tiếc. Startup của anh ta vẫn rất cừ cho tới thời điểm hiện tại.
Bài học 6: Hãy nắm rõ cách tiếp thị sản phẩm
Cũng là người bạn đó, anh ta nói với tôi rằng, lý do tôi thất bại nằm ở việc chưa biết cách tiếp thị sản phẩm. Tôi hoàn toàn đồng ý. Chúng tôi không hiểu rõ khách hàng và vị trí của họ ở thị trường, cũng như cách tiếp cận và thuyết phục họ đồng hành với BonBonHub.
Chúng tôi không có kế hoạch marketing rõ ràng. Chúng tôi thử các phương án online, viral trong vô vọng.
Nếu bạn có một sản phẩm tuyệt vời, có vô vàn giá trị tăng thêm, nhưng chẳng ai biết về nó - sản phẩm của bạn coi như đã chết.
9. Kết luận
Chúng tôi không thể vực dậy BonBonHub. Phía trên là những lỗi lầm của tôi và anh bạn co-founder, và cũng là lời nhắc nhở cho tôi về mãi sau này. Sau tất cả, với bao thất bại, thì tôi vẫn có những lý do để đi tiếp:
a) Tôi rất thích cuộc sống startup. Khi đó, tôi được là chính mình, không bị đóng hộp nơi công sở
b) Tôi biết rằng anh bạn co-founder và team của mình cũng rất thích startup
c) Chúng tôi học được rất nhiều từ thất bại, để tiếp bước gầy dựng lên những điều tốt hơn
d) Chúng tôi đã gặp được rất nhiều người bạn nhờ BonBonHub. Đến giờ, chúng tôi vẫn giúp nhau từng chút trên hành trình của mỗi người.
Tôi hy vọng rằng, khi đọc được bài viết này, bạn cũng đã rút ra những bạn học quý giá cho bản thân để xây dựng một startup thành công.
Chúc may mắn và hãy tận hưởng mọi thứ!
Bài học sau lần đầu khởi nghiệp thất bại
bởi TalentSite Editorial Team
17/7/2021
Getty Images
30 phút tư vấn miễn phí cùng TalentSite
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe. Xin vui lòng liên hệ qua nút phía dưới
TalentSite Editorial Team
Lắng nghe câu chuyện startup đầu đời và những bài học thấm thía từ anh Bùi Sỹ Phong - CEO Telio.
Hiện tại tôi đang gầy dựng startup thứ hai, mọi người thường gọi nỗ lực này là “ánh sáng cuối con đường”. Tôi thường nghĩ câu chuyện startup đầu đời của tôi và anh bạn co-founder - tôi nghĩ về những thất bại. Những thất bại này giúp tôi trưởng thành hơn khi xây dựng dự án thứ hai, và hy vọng những chia sẻ sau đây có thể giúp đỡ những ai đang ôm hoài bão startup.
1. Đam mê khởi nghiệp
Tôi bắt đầu sự nghiệp với HTC tại Pháp, sau đó bén duyên với các nhà mạng khác ở châu u như O2, Vodafone, Orange. Sau đó tôi trở về Việt Nam, làm việc cho hai ngân hàng nội địa và một công ty phần mềm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng với quy mô quốc tế. Người bạn co-founder của tôi làm việc ở một hãng tư vấn lớn của nước ngoài, trước khi chuyển sang một công ty e-commerce sừng sỏ trong nước. Chúng tôi là những người trẻ thành công - bọn họ hay nói vậy, bởi vị trí cao và mức lương hậu hĩnh mà chúng tôi đạt được, dẫu tuổi đời con trẻ. Nhưng sâu trong 2 đứa là tinh thần khởi nghiệp và niềm tin về một dự án khởi nghiệp trong tương lai gần. Trước khi nhận công việc đầu tiên khi về Việt Nam, tôi nhen nhóm ý tưởng startup về một ứng dụng OTT e-learning, nhưng đành bỏ dở. Anh bạn tôi cũng rất cừ. Ở thời điểm đó, anh rục rịch lên ý tưởng về một dự án e-commerce trên thị trường ngách.
Chuyện bắt đầu từ 2014, khi bạn tôi bay trở lại Hà Nội từ TP. HCM, chúng tôi có một bữa sáng và một buổi coffee nhỏ. Chúng tôi rôm rả nhiều chuyện, đa phần là về việc đi làm, và cuộc trò chuyện cứ thế rẽ sang đam mê khởi nghiệp của hai người trẻ. Tôi nhớ như in về ý tưởng chia sẻ tài khoản premium fshare - dịch vụ chia sẻ file lớn nhất Việt Nam của mình. Qua việc đăng tải và chia sẻ, tôi sẽ kiếm được nhiều traffic, cũng như kiếm được nhiều tiền từ đó. Ý tưởng này quả thực ngu ngốc. Phạm pháp, không lâu dài, không có đất phát triển - nhưng nó đủ để đánh thức trong chúng tôi ước mơ xây dựng lên dự án khởi nghiệp tốt nhất Việt Nam.
Chúng tôi quyết định đi những bước đầu bằng một dự án game. Thuở ấy, Flappy Bird là startup huyền thoại ở Việt Nam. Và chúng tôi được truyền rất nhiều cảm hứng từ câu chuyện ấy.
Những mẩu tin startup là một phần không thể thiếu. Hai đứa đọc rất nhiều về những startup lớn, từ AirBnB, cho tới việc Travis biến ý tưởng của mình thành dự án khởi nghiệp thành công nhất trong thời đại kinh tế chia sẻ - Uber. Chúng tôi đọc Tech In Asia, với những câu chuyện về GrabTaxi, về Rocket Internet. Và có một startup hai đứa đặc biệt yêu thích - iCarsClub - nền tảng cho thuê xe ô tô P2P. Dự án thu hút cả triệu USD ở thị trường Singapore. Đó cũng là lúc chúng tôi muốn làm những điều tương tự cho Việt Nam.
Đối với công việc ở thời điểm ấy, chúng tôi rủng rỉnh về mặt tài chính. Vì vậy hai đứa quyết định chưa vội rời công ty mà song song thực hiện dự án startup về một game Android.
2. Xây dựng game đầu tiên
Ý tưởng rất đơn giản. Người chơi điều khiển một quả bóng nảy bằng cách nghiêng điện thoại nhằm tránh những con quái vật. Chúng tôi thuê một bạn Android developer trẻ. Song song với đó tôi phụ trách thiết kế đồ họa, anh bạn co-founder đảm nhận phần testing. Chúng tôi mất 2 tháng để hiện thực hóa nó. Hai đứa chỉ có thể làm về đêm và cuối tuần. Và cả hai đều khá hài lòng về thành quả - game mượt, đủ hấp dẫn để có người chơi. Ít nhất có hai người cùng suy nghĩ thế.
Hai đứa rất hào hứng ngày game ra mắt. Game có sự hỗ trợ của tinhte - một website có lưu lượng truy cập cao trong quá trình quảng bá. Đồng thời, hai đứa cũng để ra một chút tiền cho social marketing. Sau 3 ngày ra mắt, game cán mốc 1000 lượt tải. Sau 10 ngày, số lượt tải tăng lên 3000. Google Play Store Vietnam còn xếp game vào hạng 85 trong BXH 100 game tiềm năng. Nhưng câu chuyện chỉ có vậy. Chúng tôi chỉ đạt được ngần ấy.
Dự án không có kế hoạch marketing lâu dài, không được nghiên cứu kỹ về sales và phát triển sản phẩm. Đặc biệt, mỗi ngày chúng tôi chỉ có thể bỏ ra 1-2 giờ cho dự án. Sau 2 tháng, chúng tôi quyết định xin nghỉ việc tại công ty và dành toàn thời gian cho dự án startup.
3. Full-time startup founder
Trở lại câu chuyện Uber và iCarsClub, tôi và co-founder đều tin rằng Vận tải là một thị trường khổng lồ và tiềm năng, luôn có chỗ cho những sáng tạo mới. Cả hai cũng tin vào ý tưởng dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ - mô hình của tương lai. Chúng tôi nghĩ về một marketplace kết nối người giúp việc, cho thuê đồ chơi, và cả những thứ điên rồ khác. Nhưng cuối cùng, Vận tải lại giữ chân chúng tôi, để rồi cả hai cho ra mắt BonBonHub, nền tảng cho thuê xe ô tô P2P tại Việt Nam.
Ngày 1/8/2014, chúng tôi làm mọi thứ tự thân. Nghiên cứu thị trường, xây dựng tính năng sản phẩm, tuyển dụng, mô hình tài chính,... mọi thứ. Hai người có nhiều điểm chung về quan điểm và cách thức hành động.
Để sản phẩm được ra mắt nhanh chóng trên thị trường, chúng tôi sử dụng open framework trên PHP, Magento và mua add-on về thuê xe từ AppTha. Chúng tôi đã nghĩ rằng đó là một lựa chọn hay. Với sự giúp đỡ của một bạn PHP developer, cả hai đã cho ra mắt website sau 2 tháng rưỡi, vào 17/10/2014.
Để có được nhiều xe, chúng tôi đã thỏa thuận với các bên dịch vụ cho thuê xe nhằm thuyết phục họ đưa xe lên nền tảng. Vào ngày ra mắt, BonBonHub có 60 xe ô tô sẵn sàng cho thuê.
Về marketing, chúng tôi triển khai trên Facebook, nhắm vào đối tượng nhân viên văn phòng thích du lịch.
Ở thời điểm ấy, chúng tôi có 6 người. 2 founder, 1 kỹ thuật, 1 business development, 1 business analyst và 1 marketer. Nhóm cán mốc 300 xe trên nền tảng. Song không ai ngờ được chữ “nhưng”.
4. Khó khăn nối tiếp khó khăn
Khó khăn đầu tiên, không có nhiều giao dịch trên website. Có những ngày chúng tôi nhận được 2, 3 order, cao điểm lên tới 5 đơn. Nhưng con số chỉ chững lại ở đó. Chúng tôi chật vật để thu hút thêm người dùng. Dẫu cho những nỗ lực marketing, nào là flyers, posters, viral campaigns trên Facebook và các diễn đàn - chi phí thu hút một khách hàng vẫn ở mức $2.5, một con số quá cao.
Mọi chuyện tệ dần khi những order đầu tiên không thành công. Không có một chiếc xe nào được thuê. Chúng tôi hoang mang vì không biết lý do. Tôi vẫn thường nghĩ mình nên gọi hỏi lại họ vào thời điểm ấy.
Mặt khác, xe trên BonBonHub là xe của các bên dịch vụ khác, họ bận bịu và không chủ động cập nhật về tình hình xe cho chúng tôi. Do đó, dù thông báo tất cả các xe đều sẵn sàng cho thuê, thực tế là xe đã được thuê qua các bên dịch vụ trước đó. Vì vậy, giao dịch thất bại.
Thêm nữa, chúng tôi hoàn toàn ngó lơ xem cần bao nhiêu khách hàng/ bao nhiêu giao dịch để về điểm hoà vốn. Cả team đều chăm chỉ, nhưng chúng tôi thiếu thông tin để biết mình đang đi đúng hướng hay không.
Khó khăn thứ hai, chúng tôi không thể thuyết phục được các cá nhân cho thuê xe trên nền tảng. Ở Mỹ và các nước châu u, xe chỉ là xe. Ở Việt Nam, xe là khối tài sản lớn. Đó là thành quả lao động của mỗi người. Vậy nên, việc cho người lạ thuê xe quả thật là một chữ “không” to đùng. Những nỗi sợ luôn hiển hiện: về việc mất cắp, về tai nạn, về điều kiện bảo quản,... Đây là rào cản tâm lý không hề dễ vượt qua, đặc biệt là ở Việt Nam.
Khó khăn thứ ba là về sản phẩm - website. Đó là một framework có sẵn và được bổ sung thêm nên website không vận hành như ý chúng tôi. Chúng tôi buộc customize liên tục, và nhiều vấn đề nảy sinh từ đó. Giá tính sai, xe hiển thị sai, các báo cáo cũng không đúng, và việc phát triển tính năng mới là cả thách thức lớn. Có những lúc, cả nhóm đều rất nóng máu về những lỗi cơ bản của website. Không khí làm việc khi ấy cũng rất căng thẳng.
Khó khăn thứ tư là về team. Anh bạn co-founder là một người tài ở lĩnh vực tài chính, chiến lược nhưng gặp đôi chút lưỡng lự trong quá trình thực thi và đôi khi tôi mất bình tĩnh trước anh. Tôi chuyên về sản phẩm và kỹ thuật, không giỏi marketing. Làm việc ở những tập đoàn lớn, chúng tôi rất mạnh, nhưng dưới cương vị quản lý, chúng tôi không phải những người triển khai tốt. Thêm nữa, do kinh nghiệm làm việc hoàn toàn với những đối tác “quần tây áo vest”, hai đứa lúng túng khi phải nói chuyện với các bên và cá nhân cho thuê xe. Hai tầng lớp khác nhau - đó là suy nghĩ khiến đôi bên ngày một xa cách.
Phần còn lại của team là thực tập sinh. Chuyện buồn là tuy 2 chúng tôi có ngốc trong việc triển khai, và không giỏi cả marketing và sales, nhưng 2 đứa vẫn khá khẩm hơn phần còn lại. Chúng tôi phải chèo lái họ bằng kinh nghiệm ít ỏi của bản thân. “Thằng chột làm vua xứ mù” - đây là cái bẫy lớn. Khi bạn là founder, đừng vui khi bạn giỏi nhất team trên mọi lĩnh vực. Mà bạn nên có đủ những người giỏi hơn bạn ở từng lĩnh vực.
Khó khăn thứ năm là sự thiếu hụt kinh nghiệm Marketing, Market insight và Sales. Chúng tôi vật lộn để tìm ra thị trường ngách, định nghĩa khách hàng mục tiêu, tìm ra và tiếp cận họ. Tất cả những đầu việc trên đều là phép thử, vì chúng tôi không đặt ra KPIs và mục tiêu cụ thể. Và khi cảm thấy không hài lòng, chúng tôi dừng lại, không hề mảy may suy nghĩ phương án cải thiện. Sau hai tháng chạy, chúng tôi có 30 order và phục vụ được 10 order. Một cú ngã đau điếng.
5. Tìm kiếm đầu tư trong tuyệt vọng
A! Đầu tư - phần thú vị nhất đối với mỗi startup đây rồi. Ngày ngày, có hàng chục tin về công ty này thu hút x triệu đô, công ty kia được rót vốn y triệu đô. Tự tin về tầm nhìn và các kế hoạch của chúng tôi, cả hai chắc nịch về cái tương lai BonBonHub được rót vốn. Chúng tôi được vài nhà đầu tư chú ý, từ Nhật Bản, Hongkong, Nga và Việt Nam. Chúng tôi đã pitch (trình bày gọi vốn) nhiều lần, nhưng chỉ dừng lại ở đó. Không buổi nào thành công. Lý do thật dễ hiểu: 10 đơn hàng trong 2 tháng không phải một con số ấn tượng, hay thậm chí không an toàn.
Càng đi xa, chúng tôi còn càng ít tiền. Hai đứa đã bỏ ra 20 ngàn đô vào startup, nhưng không thu được một đồng lời. Sinh tử BonBonHub giờ đây phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà đầu tư.
Trong thời điểm tuyệt vọng đó, chúng tôi tìm mọi cách để kiếm được tiền từ bên ngoài.
Và cũng vì sự tuyệt vọng, chúng tôi phá hủy mọi mối quan hệ với nhà đầu tư. Team liên tục gửi email cho các nhà đầu tư với mật độ dày đặc, nhưng tình hình không hề tốt lên. Chúng tôi gửi đi những kế hoạch tài chính, những bản pitch deck được làm vội vàng. Những con số chúng tôi đưa ra, ngẫm lại thật đáng hổ thẹn. Chúng tôi nhắc tới việc đã tăng gấp đôi số xe, từ 60 lên 120 trong 2 tuần. Nhưng hỡi ôi, cùng là 200%, làm sao chúng tôi cạnh tranh được với những startup khác, khi họ gấp đôi số doanh thu từ 1 triệu đô lên 2 triệu đô. Trước con số 200% vô vị, tất cả những phản hồi chỉ là: “chúng tôi có hứng thú, hãy tiếp tục cập nhật cho chúng tôi”.
Càng gọi vốn, chúng tôi càng bộc lộ sự non trẻ của mình dưới tư cách founder. Không ai tin tưởng để đầu tư vào BonBonHub.
6. Thất bại
Điều gì đến cũng đã đến. Một buổi chiều 12/2014, lại ở một quán coffee nọ, tôi và co-founder trò chuyện về BonBonHub. Nhưng lần này, chúng tôi đặt ra dấu chấm cho dự án. Cả hai đã phạm phải nhiều sai lầm. Chúng tôi không trực tiếp đề cập tới kết thúc của BonBonHub, nhưng cả hai đều ngầm hiểu đối phương. Điều này càng rõ hơn khi tôi và anh bạn bắt đầu nói về những ý tưởng khác, và cũng là startup ở thời điểm hiện tại.
Một số người nói với tôi rằng, chúng tôi chưa nỗ lực hết mình vì BonBonHub, nhất là trong việc thu hút khách hàng và bán hàng. Tôi phải thừa nhận, rằng đó cũng lại là sai lầm của bản thân. Chúng tôi lưỡng lự, không đủ gan để đi tới văn phòng và trao đổi với khách hàng. Cả hai phụ thuộc vào nhân sự sales, marketing là các thực tập sinh. Họ còn mới tốt nghiệp kia mà, họ không thể biết hơn được.
Hai tháng sau, vào 3/2015, chúng tôi lại hẹn gặp ở quán coffee, và chính thức đưa ra quyết định dừng BonBonHub. Tình cảnh tệ, nỗ lực không đúng cách, và vấn đề tài chính còn thảm hơn. Đó là một thất bại, tôi và anh bạn co-founder chẳng thể làm gì khá trước thất bại ấy.
Người bạn co-founder của tôi quyết định dành thời gian để soi chiếu bản thân và tìm ra con đường phù hợp hơn. Tôi thì quyết định làm lại với một dự án khác, mang tên OnOnPay.
7. Khởi đầu mới
Hiện tại, anh bạn của tôi đã bén duyên với một startup toàn cầu hàng đầu và có lẽ anh ấy đang hài lòng với công việc của mình. Tôi đang từng bước xây dựng OnOnPay, tránh những lỗi lầm khi xưa. Dù chưa có nhiều thành tựu, nhưng tôi tự tin hơn với những hành trang hiện có.
Hiện tôi đang tập trung vào sản phẩm, phát triển đối tác, thu hút những khách hàng đầu tiên và làm việc cật lực để đạt thành công. Tôi cũng thoải mái với team 12 người full-time hơn là con số 6.
8. Những bài học
Sau câu chuyện trên, tôi xin phép được tóm gọn những lỗi sai mà mình và người bạn co-founder đã mắc phải, để bản thân có thể rút kinh nghiệm và hơn thế, có thể giúp đỡ những bạn trẻ cũng mang trong mình đam mê khởi nghiệp.
Bài học 1: Không làm mọi thứ nửa vời
Tôi và người bạn co-founder, hai chúng tôi đều là những người có thương hiệu cá nhân tốt trên thị trường việc làm. Ngay cả khi chúng tôi đang startup BonBonHub, cũng có rất nhiều offer mời gọi. Điều này đã làm cho chúng tôi suy nghĩ rằng nếu có thất bại với BonBonHub, chúng tôi vẫn có thể quay lại cuộc sống thoải mái như trước. Và đây là một cái bẫy lớn. Nó làm chúng tôi không cố gắng hết sức mà làm nửa vời.
Vì quan điểm luôn có một kế hoạch dự phòng, chúng tôi không nỗ lực hết sức với BonBonHub. Đây cũng là nguyên nhân mà 2 đứa hay chần chừ với nhiều quyết định
Nhiều người vẫn nói rằng: “Một là làm, hai là thôi”. Vì luôn có những dự phòng trong trường hợp “ngộ nhỡ” nên cả hai không dốc hết sức cho dự án đầu tay. Mọi thứ đều nửa vời. Đây là một sai lầm rất, rất lớn. Phép màu chỉ xảy đến khi bạn thoát khỏi vỏ bọc an toàn của mình. Khi mà bạn vẫn do dự và chưa bước khỏi vùng an toàn, chẳng có kỳ tích nào xuất hiện.
Bài học 2: đừng đánh đổi chất lượng sản phẩm và dịch vụ vì bất cứ lý do gì
Thiếu sót lớn nhất của BonBonHub là chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một framework có sẵn và sửa lại sẽ giúp sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi ra mắt trên thị trường sớm hơn, nhưng cũng khiến chúng tôi choáng váng về hàng tá lỗi kỹ thuật. Tôi vẫn nhớ cảm giác xấu hổ khi cả team phải gọi điện cho một người thuê xe, nói với họ rằng giá trên website đã bị tính sai, và mức giá thật cao hơn rất nhiều. Người khách đó đã rất giận dữ.
Không chỉ vậy, chúng tôi không có quy trình vận hành rõ ràng để có thể tiếp nhận đơn hàng, xử lý vấn đề với khách hàng, hoặc tiếp xúc với những người cho thuê xe. Do vậy, cả nhóm đã vận hành lộn xộn, làm việc theo bản năng và nghĩ đó là phương án ổn thỏa. Chúng tôi nhắn những tin nhắn khác nhau cho cùng một khách hàng, về cùng một vấn đề. Chúng tôi tranh cãi kịch liệt với nhau về cách làm việc với một vị khách hàng. Tất cả đều là sai phạm chết người. Đó cũng là lý do tại sao nhóm chốt được rất ít đơn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chờ đợi quá lâu để cho ra mắt một sản phẩm hoàn hảo. Reid Hoffman, người sáng lập LinkedIn từng nói: “Nếu bạn không xấu hổ vì phiên bản đầu tiên của sản phẩm mình làm ra, nó đã được cho ra mắt quá muộn”.
Bài học 3: Hãy nắm rõ về thị trường
Giai đoạn đầu, chúng tôi muốn cho ra mắt một P2P marketplace cho thuê xe (cho thuê xe giữa cá nhân và cá nhân), nhưng sản phẩm cuối cùng lại hoạt động theo mô hình kết nối dịch vụ cho thuê xe với cá nhân. Chúng tôi phải điều chỉnh mô hình kinh doanh sau khi nhận ra, việc thuyết phục khách hàng cá nhân cho thuê xe là không tưởng. Đó là hậu quả của việc không hiểu thị trường.
Mô hình cho thuê xe P2P xuất hiện quá sớm ở Việt Nam tại thời điểm này. Không ai sẵn sàng cho ý tưởng này.
Trong xã hội mà niềm tin chưa được thiết lập, bảo hiểm không hoạt động hiệu quả, mô hình cho thuê P2P (ngang hàng) không thể sống, đặc biệt là với tài sản có giá trị như xe ô tô.
Bài học 4: Founder không nên là người giỏi nhất ở mọi lĩnh vực
Nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công, bạn nên có một team gồm những người giỏi hơn bạn ở từng lĩnh vực chuyên môn họ đảm nhận. Cái gì cũng có giá của nó. Bạn không thể trông đợi vào những thực tập sinh để cho ra mắt một sản phẩm chất lượng. Không nhất thiết bạn phải trả số tiền khổng lồ để kêu gọi nhân tài. Cách hiệu quả hơn là việc bạn truyền cảm hứng cho họ về ý tưởng startup, khuyến khích họ đầu tư chất xám vào doanh nghiệp của mình.
Ý tưởng hay cần người giỏi. Hãy ghi nhớ điều này.
Bài học 5: Với cái bẫy lớn mang tên gọi vốn, bạn có thể sa đà hoặc thậm chí chết vì nó
Như tôi đã kể, vì vội vã mà bản thân đã phá hủy mọi mối quan hệ với nhà đầu tư qua dự án đầu tay. Nhưng bài học chưa dừng lại ở đây. Gọi vốn là công việc full-time. Khi bạn chưa có sản phẩm ổn và một chiến lược khôn ngoan, đừng tốn thời gian gọi vốn. Bạn đang đánh mất thời gian để chinh phục thị trường, để cải thiện sản phẩm, để xây dựng một kế hoạch tài chính ổn thỏa, và còn hơn thế nữa.
Tôi muốn trích dẫn lời khuyên mà Paul Graham (co-founder của Y Combinator) gửi tới các startup founder:
a) Đừng gọi vốn khi bạn chưa cần, và khi nhà đầu tư không cần bạn
b) Gọi vốn như quá trình kiếm người yêu. Không ai muốn một kẻ vô vọng
c) Gọi vốn là công việc full time. Hãy tập trung làm nó khẩn trương rồi tiếp tục quay trở lại tập trung vận hành startup.
Nhiều người đo sự thành công của startup bằng số vốn. Tôi không đồng ý. Một startup thành công là một startup có chất lượng sản phẩm tốt, có một team giỏi, có một môi trường làm việc lý tưởng, là khi bạn có thể tận hưởng công việc hàng ngày và hạnh phúc về thành quả team đạt được. Không tin ư? Tôi có người bạn cũng là startup founder, người đã từng từ chối một một nhà đầu tư khổng lồ mà không hề nuối tiếc. Startup của anh ta vẫn rất cừ cho tới thời điểm hiện tại.
Bài học 6: Hãy nắm rõ cách tiếp thị sản phẩm
Cũng là người bạn đó, anh ta nói với tôi rằng, lý do tôi thất bại nằm ở việc chưa biết cách tiếp thị sản phẩm. Tôi hoàn toàn đồng ý. Chúng tôi không hiểu rõ khách hàng và vị trí của họ ở thị trường, cũng như cách tiếp cận và thuyết phục họ đồng hành với BonBonHub.
Chúng tôi không có kế hoạch marketing rõ ràng. Chúng tôi thử các phương án online, viral trong vô vọng.
Nếu bạn có một sản phẩm tuyệt vời, có vô vàn giá trị tăng thêm, nhưng chẳng ai biết về nó - sản phẩm của bạn coi như đã chết.
9. Kết luận
Chúng tôi không thể vực dậy BonBonHub. Phía trên là những lỗi lầm của tôi và anh bạn co-founder, và cũng là lời nhắc nhở cho tôi về mãi sau này. Sau tất cả, với bao thất bại, thì tôi vẫn có những lý do để đi tiếp:
a) Tôi rất thích cuộc sống startup. Khi đó, tôi được là chính mình, không bị đóng hộp nơi công sở
b) Tôi biết rằng anh bạn co-founder và team của mình cũng rất thích startup
c) Chúng tôi học được rất nhiều từ thất bại, để tiếp bước gầy dựng lên những điều tốt hơn
d) Chúng tôi đã gặp được rất nhiều người bạn nhờ BonBonHub. Đến giờ, chúng tôi vẫn giúp nhau từng chút trên hành trình của mỗi người.
Tôi hy vọng rằng, khi đọc được bài viết này, bạn cũng đã rút ra những bạn học quý giá cho bản thân để xây dựng một startup thành công.
Chúc may mắn và hãy tận hưởng mọi thứ!
Bài học sau lần đầu khởi nghiệp thất bại
bởi TalentSite Editorial Team
17/7/2021
Getty Images
30 phút tư vấn miễn phí cùng TalentSite
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe. Xin vui lòng liên hệ qua nút phía dưới
TalentSite Editorial Team
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.