1. Sự linh hoạt
Đầu tiên, bạn cần đảm bảo mọi thành viên trong startup đều coi lãnh đạo là một vai trò linh hoạt. Lãnh đạo không còn được gắn chặt với đội ngũ sáng lập và quản lý, không phải là vị trí hay chức danh cố định. Thay vào đó, lãnh đạo là hành động, và những người dám khởi xướng và chịu trách nhiệm đều được coi là lãnh đạo. Lãnh đạo trong tổ chức có thể được thay đổi một cách linh hoạt khi cần thiết. Khi tình huống yêu cầu một năng lực cụ thể, người sở hữu năng lực ấy có thể tạm thời lãnh đạo và sau đó chuyển giao cho người khác khi hoàn cảnh thay đổi.
Khi startup được dẫn dắt bởi đúng người tại đúng thời điểm, chắc chắn các ý tưởng kinh doanh sẽ dồi dào hơn và khả năng đưa ra quyết định của tổ chức sẽ được cải thiện.
2. Tư duy cầu tiến
Bước tiếp theo, bạn cần trang bị cho mọi thành viên tư duy cầu tiến. Những người có tư duy cầu tiến tin rằng họ có thể phát triển năng lực của bản thân qua thời gian thông qua học tập, trau dồi không ngừng nghỉ. Khi làm việc với tư duy này, nhân viên sẽ cảm thấy được trao quyền và cam kết hơn với công việc. Kết quả là sự cộng tác và đổi mới trong startup diễn ra hiệu quả hơn.
Xét trong văn hóa lãnh đạo, khi nhân viên có tư duy cầu tiến, họ tự tin rằng mình có thể tận dụng mọi cơ hội để học hỏi, trưởng thành và phát triển. Từ đó, họ sẽ có động lực để cống hiến hết mình và dám đảm nhận vị trí lãnh đạo khi cơ hội tới.
Startup có thể giúp nhân viên có tư duy cầu tiến bằng việc áp dụng OKRs (kết hợp với trao quyền huấn luyện cấp dưới cho quản lý). Khi ấy, nhân viên được khuyến khích đặt ra những mục tiêu tham vọng, có cơ hội học hỏi từ sai lầm và hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Và khi đội nhóm hiểu rõ tiềm năng của các thành viên, quá trình trao quyền lãnh đạo cũng sẽ diễn ra hiệu quả hơn.
Mục tiêu của nhân viên có thể liên quan trực tiếp tới công việc và liên kết với nguyện vọng phát triển năng lực, kỹ năng của họ. Khi ấy, nhân viên sẽ sẵn sàng chấp nhận thử thách mới dưới cương vị lãnh đạo, vì đây cũng là cơ hội để họ tiến xa trong sự nghiệp.
3. Huấn luyện
Không được quản lý huấn luyện, các thành viên sẽ không có đủ khả năng chinh phục các mục tiêu thách thức. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm ảnh hưởng quan trọng của huấn luyện đối với thành tích tổ chức và hoạt động quản trị mục tiêu.
Vì vậy, huấn luyện cần là một trong những ưu tiên hàng đầu của startup. Một khi các nhà quản lý đảm nhận thành công vai trò huấn luyện, nhân viên sẽ được nâng cao năng lực và tiến bộ liên tục. Tư duy cầu tiến của nhân viên cũng sẽ được liên tục củng cố, từ đó cơ chế lãnh đạo linh hoạt sẽ càng nhất quán, vững chãi hơn.
Bạn có thể tham khảo bốn bước sau để biến các nhà quản lý trong startup trở thành những người huấn luyện giỏi: