Mọi tương tác và khoảnh khắc của nhân viên với doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân viên. Từ những bài đăng trên mạng xã hội đến những cuộc trò chuyện hàng ngày với đồng nghiệp và quản lý, những trải nghiệm này sẽ định hình suy nghĩ và cảm nhận của nhân viên về công ty. Trên thực tế, trải nghiệm nhân viên bắt đầu trước cả khi họ ứng tuyển: những ứng viên tiềm năng sẽ tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra những trải nghiệm, khoảnh khắc mà họ coi trọng hay không.
Nhân viên có quyền trở nên kén chọn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút nhân tài khốc liệt hiện nay. Nhân viên muốn làm những công việc ý nghĩa, muốn gắn bó với những doanh nghiệp có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự nghiệp và các mục tiêu cá nhân của họ. Dữ liệu của Gallup tiết lộ gần một nửa (48%) nhân viên đang chủ động theo dõi và để mắt tới các cơ hội việc làm tiềm năng trên thị trường.
Trong bối cảnh này, những nhà lãnh đạo thông thái nhất sẽ coi nhân viên như khách hàng. Và để chinh phục được những vị khách hàng này, doanh nghiệp cần tạo ra trải nghiệm nhân viên có sức cạnh tranh trước đối thủ.
Khi tạo ra trải nghiệm nhân viên xuất sắc, doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích trên cả khía cạnh thu hút nhân tài và trải nghiệm khách hàng. Lấy ví dụ như khi nhóm nhân viên bán hàng được cung cấp trải nghiệm huấn luyện, đào tạo và phát triển như mong muốn, họ sẽ sẵn sàng làm việc thật tốt để phục vụ khách hàng.
bởi TalentSite Editorial Team
5/8/2022
Getty Images
TalentSite Editorial Team
Trải nghiệm nhân viên là cả một hành trình, bao gồm mọi tương tác của nhân viên với doanh nghiệp. Trải nghiệm nhân viên xuất sắc không chỉ bao gồm một vài khoảnh khắc đẹp — đây phải là kết quả của một chuỗi các tương tác ý nghĩa, liên tục xuyên suốt hành trình của nhân viên tại doanh nghiệp.
Khi thiết kế chiến lược trải nghiệm nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến bảy giai đoạn chính tạo nên trải nghiệm nhân viên. Ở mỗi giai đoạn, lãnh đạo có thể áp dụng các sáng kiến để nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên như các gợi ý dưới đây.
1. Thu hút nhân tài
Những nhân tài tiềm năng sẽ bị thu hút bởi những tổ chức có mục tiêu, giá trị rõ ràng và cam kết hành động theo lời hứa thương hiệu
Tuyển dụng và lựa chọn nhân tài.
2. Tuyển dụng và lựa chọn nhân tài
Một quy trình tuyển dụng xuất sắc phải nhất quán với sứ mệnh, văn hóa tổ chức và thương hiệu nhà tuyển dụng. Để đảm bảo sự công bằng, doanh nghiệp nên áp dụng các phương pháp đánh giá nhân tài khách quan, dựa trên cơ sở khoa học và cho phép dự đoán thành tích nhân viên. Theo nghiên cứu của Gallup, những doanh nghiệp đánh giá ứng viên một cách khách quan có thể nâng cao thành tích tổ chức và năng suất nhân viên, giảm tỷ lệ nghỉ việc và đồng thời tăng lợi nhuận.
3. Hội nhập
Chỉ 12% nhân viên hài lòng với trải nghiệm hội nhập (onboarding) của doanh nghiệp. Một quy trình hội nhập hiệu quả không chỉ hướng dẫn nhân viên làm quen với yêu cầu công việc mà còn giúp họ hòa nhập với đồng nghiệp, kết nối với sứ mệnh và giá trị của tổ chức và hiểu được cách áp dụng thế mạnh của bản thân để đạt được thành tựu trong công việc
4. Gắn kết nhân tài
Phạm vi của hoạt động gắn kết nhân tài không chỉ xoay quanh việc xây dựng một môi trường làm việc rộng rãi, đẹp mắt. Trên thực tế, nhân viên đặt rất nhiều kỳ vọng vào người quản lý — họ phải là người quan tâm đến nhân viên, giúp nhân viên xây dựng tinh thần trách nhiệm trong công việc, đồng thời hỗ trợ xây dựng và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên.
5. Đánh giá thành tích
Nhân viên muốn được phản hồi thành tích liên tục và được ghi nhận khi xứng đáng. Trên hết, thành tích của nhân viên — bao gồm những đóng góp cá nhân, nỗ lực làm việc nhóm và kiến tạo giá trị cho khách hàng cần được đánh giá một cách công bằng, toàn diện
6. Phát triển nhân tài
Nhân viên kỳ vọng về lộ trình thăng tiến rõ ràng trong tổ chức nhằm thỏa mãn ba nhu cầu tâm lý cơ bản là phát triển, kết nối và tự chủ. Lý tưởng nhất, những cơ hội phát triển sự nghiệp nên được giới thiệu khi quản lý triển khai huấn luyện 1:1 với nhân viên. Một khi thiếu vắng cơ hội phát triển, nhân viên sẽ để mắt tới doanh nghiệp đối thủ, bởi lý do thay đổi công việc phổ biến nhất của người lao động xoay quanh “cơ hội phát triển sự nghiệp”
7. Kết thúc hành trình tại doanh nghiệp
Khi nhân viên có trải nghiệm tích cực khi kết thúc hành trình tại doanh nghiệp, họ sẽ sẵn lòng lan tỏa những điều tốt đẹp của thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp bạn
1. Xác định các khoảnh khắc mấu chốt
Qua các phương pháp như phân tích dữ liệu, khảo sát trực tiếp nhân viên hoặc nghiên cứu dư luận xã hội, doanh nghiệp có thể xác định được các khoảnh khắc mấu chốt của vòng đời nhân viên một cách khách quan, toàn diện. Cụ thể hơn, doanh nghiệp sẽ đánh giá được:
Áp dụng bảy giai đoạn của trải nghiệm nhân viên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược trải nghiệm nhân viên hiện tại một cách toàn diện.
2. Tạo ra trải nghiệm nhân viên nhất quán với sứ mệnh, giá trị và văn hóa tổ chức
Khi trải nghiệm nhân viên nhất quán với sứ mệnh và giá trị mà tổ chức theo đuổi, thì mọi tương tác của nhân viên với doanh nghiệp đều có sự chân thật và tràn đầy cảm hứng.
Nếu như giá trị cốt lõi của doanh nghiệp xoay quanh việc phục vụ tận tâm khách hàng, thì liệu chương trình hội nhập của bạn đã truyền tải tốt tinh thần lấy khách hàng làm trung tâm chưa? Hay mức độ thỏa mãn của khách hàng ảnh hưởng như thế nào đến việc đánh giá thành tích nhân viên? Doanh nghiệp cần tự hỏi những câu hỏi trên để đánh giá trải nghiệm nhân viên hiện tại để ngày một tiến gần hơn đến với lời hứa thương hiệu.
Tương tự, mọi tương tác, trải nghiệm của nhân viên với tổ chức cần nhất quán với bản sắc của tổ chức (organizational identity). Chúng bổ trợ lẫn nhau và củng cố nhận thức của nhân viên về thương hiệu nhà tuyển dụng.
3. Đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý
Nhân viên trải nghiệm doanh nghiệp thông qua người quản lý. Vì vậy, quản lý là người giữ vai trò lớn nhất trong việc gắn kết, huấn luyện và thúc đẩy thành tích nhân viên, đồng thời hỗ trợ nhân viên phát triển sự nghiệp của riêng họ. Vì vậy, năng lực của người quản lý là điểm mấu chốt quyết định xem liệu trải nghiệm nhân viên có được truyền tải trọn vẹn, đúng đắn trong thực tế hay không.
Khi doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển năng lực của người quản lý, thì trải nghiệm của nhân viên cũng sẽ được nâng cao. Cụ thể hơn, hiệu quả của các hoạt động gắn kết, phát triển, giữ chân và đánh giá thành tích nhân tài sẽ được cải thiện rõ rệt. Khi đó, nhân viên sẽ cảm nhận rõ ràng được những giá trị mà tổ chức đem lại và sẵn sàng làm việc hết mình để cống hiến cho tổ chức, và đồng thời phát triển sự nghiệp của riêng mình.
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.