DỊCH VỤ

REFERRAL PROGRAM

TÀI NGUYÊN

LIÊN HỆ

PODCASTS

Trước khi muốn cải thiện, bạn cần hiểu tại sao cộng tác lại khó khăn đối với mình. Một số nguyên nhân chủ đạo được đúc kết từ kinh nghiệm làm việc với các nhà lãnh đạo của nhóm tác giả như sau:

1. Bạn là người cạnh tranh và sợ bị lu mờ

Bạn muốn sở hữu một loạt thành tích cá nhân ấn tượng và trở thành người giỏi nhất. Bạn lo lắng khi phải chia sẻ hào quang của mình với đồng nghiệp. Lý do có thể là bạn đã quen với việc nỗ lực một mình để thu về các thành tựu cá nhân trong nhiều năm qua.

Nhưng càng lên các vị trí cao trong tổ chức, bạn chỉ có thể thành công nhờ nỗ lực của cả một tập thể. Hãy chế ngự nỗi sợ bản thân kém nổi bật hay không được ghi nhận. Bởi đối với một cá nhân ở vị trí lãnh đạo cấp cao, khi càng cộng tác với đồng nghiệp, thành công của bạn càng được khuếch đại.

2. Bạn phụ thuộc quá nhiều vào vị trí, cấp bậc trong công việc

Có thể bạn đã quá quen làm việc trong vách ngăn phòng ban của mình và chỉ tập trung vào những nhân viên cấp dưới cũng như thành tích của phòng ban. Hoặc có khi bạn đã làm việc quen trong môi trường đề cao thứ bậc và thẩm quyền.

Đối với lãnh đạo cấp cao, việc tạo ra ảnh hưởng đối với đồng nghiệp cùng cấp bậc là rất quan trọng. Và điều này rất khác so với khi làm việc với cấp dưới trực tiếp và nhờ cậy vào quyền lực do vị trí đem lại. Bạn cần chỉ đạo ít hơn, trao đổi, lắng nghe và đặt câu hỏi nhiều hơn. Bạn và các nhà lãnh đạo khác cần tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chuyên môn của đối phương, cũng như đừng phân cao thấp khi cùng làm việc.

3. Bạn tập trung vào kết quả hơn là mối quan hệ nơi làm việc

Con người được tự nhiên lập trình để kết nối với đồng loại. Nhưng đối với những cá nhân có thành tựu cao, xu hướng đề phòng các mối quan hệ là rất phổ biến. Nếu bạn nhận thấy bản thân không cần phải được lòng bất kỳ ai, hãy tự đặt ra câu hỏi tại sao. Bạn có thể nghĩ lại về các mối quan hệ trong cuộc sống, cả trong và ngoài công việc. Bạn muốn xây dựng kết nối với người khác khi nào? Khi nào thì bạn muốn né tránh các mối quan hệ? Bạn thoải mái với các mối quan hệ nào hơn cả?

Hãy đặc biệt chú ý tới các trường hợp bạn né tránh những người xung quanh. Một khách hàng của Velas Coaching luôn gặp khó khăn khi làm việc và cộng tác với những người có thẩm quyền. Trước họ, anh luôn tỏ ra hiếu chiến và bảo thủ. Thật ra, anh là con út trong một gia đình năm anh em. Anh lớn lên dưới sự hống hách của cha và bốn người anh; do đó có xu hướng nhìn nhận đồng nghiệp theo cách tương tự.

4. Bạn gặp khó khăn khi tin tưởng người khác

Bạn hiểu rằng mình rất tỉ mỉ và chú ý tới cả những điều nhỏ nhất, và đây là thế mạnh của bản thân. Bạn từng ủy quyền cho người khác trong quá khứ nhưng kết quả thu về không được như ý, do đó bạn trở nên rất thận trọng. Bạn lo sợ sự không chắc chắn và muốn đảm bảo rằng mỗi quyết định của mình đều có cơ sở.

Lấy ví dụ của Mario, một luật sư tài năng chịu trách nhiệm xem xét và và chốt các hợp đồng trị giá hàng triệu đô cho một công ty nọ. Mario là người thích kiểm soát, và vì vậy đáng tiếc thay, anh ấy phóng đại những vấn đề nhỏ nhất và mất những hợp đồng giá trị lớn vì lí do này. Đằng sau sự thiếu tin tưởng của anh dành cho mọi người xung quanh là một nỗi sợ sâu xa: anh sợ bản thân bị người khác lợi dụng. Nếu Mario không thể vượt qua tâm lý này, có lẽ anh sẽ không thể tin tưởng bất kỳ ai. Các nhà lãnh đạo cũng vậy: ở vị trí càng cao, bạn càng nhạy cảm với các sai phạm. Tuy nhiên, bạn có thể giữ sự thái độ hoài nghi một cách lành mạnh chứ đừng nên ngờ vực động cơ của mọi người xung quanh.

5. Bạn không biết cách cộng tác

Hoặc có thể cộng tác là điều bạn chưa được học. Cộng tác là tập hợp nhiều kỹ năng và phẩm chất, bao gồm lắng nghe tích cực, hợp tác giải quyết vấn đề, tự điều chỉnh bản thân, quản lý xung đột, khiêm tốn, tò mò và thiên hướng quan tâm tới người xung quanh. Có thể bạn đã rèn luyện một trong số những kỹ năng, phẩm chất trên, nhưng chưa đủ toàn diện để người khác cảm nhận bạn là cá nhân dễ làm việc cùng. Vì vậy hãy ghi lại những kỹ năng, phẩm chất mà bạn còn thiếu sót hoặc không có thiên hướng nổi trội. Từ đó bạn sẽ xác định được những nội dung trọng tâm nhằm trau dồi và phát triển năng lực cộng tác của mình.

Một khi đã xác định được tại sao mình chưa thể hợp cộng tác với mọi người, bạn có thể từng bước phát triển năng lực cộng tác và xây dựng lại lòng tin đã mất với đồng nghiệp và cấp dưới. Hãy tham khảo các chiến lược dưới đây: bộ chiến lược đầu tiên giúp bạn định vị thương hiệu và danh tiếng cá nhân trong tâm trí những người xung quanh. Bộ chiến lược thứ hai bao gồm những hành động cụ thể giúp tăng cường kết nối và cộng tác giữa bạn và mọi người.

Tại sao cộng tác không phải chuyện dễ dàng

Khách hàng của Velas Coaching, một nhà điều hành và cấp dưới trực tiếp của CEO, được nhận xét là có thành tích cá nhân tốt nhưng đồng nghiệp không thể cộng tác với anh. Anh có động lực làm việc cao, luôn cam kết với kết quả công việc và thẳng thắn đóng góp ý kiến của mình. Tính cách gai góc đã khiến anh trở nên háo thắng trong mắt đồng nghiệp, mặc dù đây tuyệt đối không phải chủ đích của anh. Kết quả là, anh vô tình đánh mất niềm tin của đồng nghiệp — một trong những đối tác quan trọng nhất.

Anh không phải là trường hợp hi hữu. Có cơ hội tư vấn và huấn luyện cho nhiều nhà điều hành tài ba, nhóm tác giả (Navalent và Velas Coaching, hai công ty tư vấn quản trị và huấn luyện nổi tiếng) từng bắt gặp rất nhiều tình huống tương tự. Rất nhiều người lãnh đạo tài giỏi không thể cộng tác. Chủ nghĩa cá nhân đã khiến họ khác biệt và giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng tới một thời điểm nào đó, chính tư duy này sẽ khiến họ thất bại.

Nghiên cứu đến từ HBR hé lộ rằng: ba nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại trong cộng tác là vách ngăn tổ chức (67%), thiếu đi tầm nhìn cộng tác từ đội ngũ lãnh đạo (32%), và các nhà quản lý cấp cao không muốn từ bỏ quyền kiểm soát (32%). Nơi làm việc ngày nay đề cao sự cộng tác hơn bao giờ hết. Ranh giới giữa các bộ phận, các chức năng đang dần phai mờ. Tuy nhiên, 39% nhân viên trên toàn cầu nhận thấy tổ chức của mình đang cộng tác chưa đủ. Hầu hết năng lực tổ chức được tạo ra thông qua việc cộng tác giữa các phòng ban, từ đó tạo ra giá trị cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Ví dụ, để có năng lực đổi mới, phòng Marketing, Phân tích khách hàng và R&D cần phối hợp chặt chẽ. Khi ấy, lãnh đạo của các phòng ban buộc phải phá bỏ các vách ngăn vô hình nhằm cộng tác và tạo ra giá trị.

Nếu bạn là lãnh đạo và gặp khó khăn trong việc cộng tác với đồng nghiệp của mình, bạn cần hiểu nguyên nhân vì sao, sau đó nỗ lực nhằm phát triển kỹ năng cộng tác.

Khi nhà lãnh đạo không thể cộng tác

bởi TalentSite Editorial Team
3/2/2023
Getty Images
TalentSite Editorial Team

> Xem toàn bộ tài nguyên quản trị nguồn nhân lực

Bản gốc: When Leaders Struggle with Collaboration

Hành vi phản chiếu niềm tin của con người về bản thân một cách có ý thức hoặc vô thức. Vì vậy, nếu muốn được nhìn nhận với tư cách là người hợp tác, bạn cần thay đổi từ trong tư duy. Tham khảo gợi ý sau:

Cởi mở trước sự thay đổi và các ý tưởng mới

Để có sự đồng cảm và lòng trắc ẩn với những người xung quanh, bạn cần cởi mở trước những quan điểm từ bên ngoài. Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân để thách thức góc nhìn vốn có của mình và đặt câu hỏi cho đồng nghiệp, cấp dưới để làm rõ quan điểm của họ. Khi ấy, mọi người sẽ cảm nhận được bạn có quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh.

Coi bản thân cũng giống như mọi người

Hãy thử đặt mình vào một môi trường mà chuyên môn của bạn không còn quan trọng và bạn cần hòa nhập như bao người khác. Khi ấy, bạn sẽ được trải nghiệm như thế nào là một môi trường bình đẳng. Ví dụ, bạn có thể tham dự một câu lạc bộ ngoài giờ, một hội nhóm sở thích, v.v. Sau đó, hãy ghi lại về cảm xúc và những gì bạn học được. Bạn thoải mái với điều gì? Có gì làm bạn không thoải mái?

Trở thành người mà người khác có thể dựa vào

Không kể bạn là ai, bạn vẫn cần người khác để có thể thành công. Vì vậy, bạn cần xây dựng mối quan hệ hợp tác với những người giữ vị trí quan trọng. Hãy xác định những người bạn cần dựa vào và những người đang phụ thuộc vào bạn. Hãy dành thời gian cho họ. Khi làm việc cùng họ, hãy để ý xem não bộ của bạn đang làm gì — hồ nghi về động cơ của đối phương, phòng vệ, hay cảm thấy thoải mái và tò mò? Bạn cũng nên xác định những khoảnh khắc mà bạn cảm thấy thoải mái hơn với đồng nghiệp và các thành viên trong nhóm. Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tin cậy là nền tảng của sự hợp tác bền vững.

Đầu tiên, bạn muốn mọi người nhớ đến mình như thế nào?

Hãy hành động để nâng cao danh tiếng và thương hiệu cá nhân của mình dưới tư cách là một mảnh ghép tích cực của đội nhóm. Mấu chốt là sự chân thành. Đừng gượng ép hay cố diễn, bởi người khác sẽ nhận ra và quan điểm của họ về bạn sẽ lại xấu đi.

Thể hiện sự rộng lượng

Hãy thử cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Ví dụ, hãy đề nghị hỗ trợ ai đó, chia sẻ ý tưởng, nguồn lực hoặc góp ý cho kế hoạch của những người xung quanh. Chú ý cảm xúc của bạn và những người xung quanh khi ấy. Nếu đây là hành vi mới từ phía bạn, rất có thể đối phương sẽ tỏ ra hơi thận trọng. Họ chưa thể trân trọng con người mới của bạn ngay lập tức, vậy nên hãy kiên trì và cho họ thời gian.

Chia sẻ hào quang và ghi nhận người khác

Khi hào quang đang chiếu rọi vào bạn, hãy tìm cách chia sẻ chúng cho những người có công khác. Khi đó, bạn đang giúp nâng đỡ những tài năng mới và giúp họ tự tin, tự hào về bản thân. Hơn nữa, mọi người sẽ nhìn nhận bạn như một con người không hám danh. (Nhưng nên nhớ, bạn đang hành động vì những người xung quanh, chứ không để xây dựng hình tượng cho mình. Nếu không, nó sẽ phản tác dụng).

Khi ấy, tổ chức cũng được hưởng nhiều lợi ích. Những đội nhóm biết cách chia sẻ hào quang cho các thành viên một cách thường xuyên có tỷ lệ giữ chân nhân tài cao hơn, từ đó cộng tác tốt hơn và giúp nâng cao văn hóa tổ chức.

Hành động dựa trên những gì bạn học được

***
Hãy can đảm lên nếu bạn là một nhà lãnh đạo muốn trau dồi năng lực cộng tác của mình. Dù điều này khó khăn và có chút ngượng ngạo, bạn vẫn có thể làm được. Bạn đã đạt được một vài thành tựu đáng tự hào trong sự nghiệp, điều này chứng tỏ bạn là người chăm chỉ và ham học hỏi. Trong thời kỳ “siêu kết nối” hiện nay, bạn không thể là một chú sói đơn độc được nữa. Ngày nay, những nhà lãnh đạo hòa hợp, khiêm tốn, quan tâm tới mọi người xung quanh được coi là những người đáng tin cậy và có tầm ảnh hưởng nhất. Cộng tác hiệu quả chính là chiếc chìa khóa để trở thành một nhà lãnh đạo tầm cỡ.

Liên hệ với chúng tôi

LIÊN HỆ NGAY

Dịch vụ đang quan tâm

LIÊN HỆ NGAY

Tái cấu trúc phòng Nhân sự
Lập chiến lược nguồn nhân lực
Xây dựng và triển khai quy trình quản trị thành tích
Xây dựng và triển khai giải pháp quản trị nhân tài
Xây dựng giải pháp đào tạo
Xây dựng và triển khai chiến lược gắn kết nhân viên
Xây dựng chế độ phúc lợi và triết lý lương thưởng

Thank you!

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.
Your registration could not be saved. Please try again.
Your registration has been successful.

Free HR consulting services registration

The SMS field must contain between 6 and 19 digits and include the country code without using +/0 (e.g. 1xxxxxxxxxx for the United States)
?

We use Sendinblue as our marketing platform. By Clicking below to submit this form, you acknowledge that the information you provided will be transferred to Sendinblue for processing in accordance with their terms of use