Khi không chắc chắn về tương lai, nhiều nhà lãnh đạo trì hoãn, suy nghĩ và cân nhắc rất nhiều. Nhưng đồng thời, những doanh nghiệp hàng đầu ngay lập tức hành động mạnh mẽ để dẫn đầu thị trường. Để thu hút và giữ chân nhân tài, họ tập trung vào những khía cạnh mang tính chất cố định trong bản chất và hành vi con người — những chân lý trường tồn trước mọi khủng hoảng, biến cố từ bên ngoài.
Và một trong những mong muốn trường tồn của con người là nhu cầu phát triển. Người lao động mong muốn được nâng cao và phát triển bản thân trong sự nghiệp. Họ sẽ nghỉ việc để tìm kiếm và nắm bắt cơ hội này. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Gallup vào năm 2021, 57% người lao động muốn nâng cao kỹ năng và 48% cân nhắc thay đổi công việc vì lý do trên.
Người lao động trong độ tuổi từ 18 đến 24 coi trọng “nâng cao kỹ năng” hơn các quyền lợi khác như nghỉ phép, bảo hiểm, kỳ nghỉ. Ngay cả những người lao động thuộc thế hệ trước cũng đánh giá nâng cao kỹ năng là “rất cần thiết” hoặc “cực kỳ cần thiết”.
Càng sớm nhận ra chân lý này và nhanh chóng hành động, doanh nghiệp sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh bền vững qua thời gian.
Có thể ví các hoạt động nâng cao kỹ năng như một chiếc nam châm vậy. Chúng có thể đẩy lùi hoặc thu hút nhân tài — phụ thuộc vào cách doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá và hành động.
Những doanh nghiệp hiện đại đang nhìn nhận và hành động ra sao? Gần đây, Amazon đã thông báo về việc đầu tư một tỷ đô la vào hoạt động nâng cao kỹ năng nhân viên. Các doanh nghiệp cấp tiến nhất cũng dần tích hợp nâng cao kỹ năng xuyên suốt trải nghiệm nhân viên, coi đây là ưu tiên số một của doanh nghiệp và mạnh mẽ khẳng định lợi thế cạnh tranh này thông qua các chiến dịch marketing tuyển dụng. Có thể nói rằng, những doanh nghiệp này đang nuôi tham vọng bỏ xa đối thủ trong cuộc cạnh tranh thu hút nhân tài.
Thật vậy, nâng cao kỹ năng nhân viên chính là chiến lược cạnh tranh hiệu quả bậc nhất. Nếu doanh nghiệp của bạn mong muốn áp dụng chiến lược này, hãy tham khảo gợi ý từ Gallup về cách bắt đầu hiệu quả sau đây.
Phát triển nhân tài là một trong những chiến lược cạnh tranh hiệu quả bậc nhất giúp doanh nghiệp dẫn trước đối thủ giữa “Đại khủng hoảng lao động”. Tìm hiểu tại sao (why) doanh nghiệp nên bắt đầu từ người quản lý và cách thức (how) tối ưu hóa vai trò của người quản lý trong hoạt động gắn kết và giữ chân nhân tài qua bài viết lần này.
bởi TalentSite Editorial Team
29/7/2022
Getty Images
TalentSite Editorial Team
Có gì xảy ra trong một năm trở lại đây? Kế hoạch trở lại văn phòng được viết đi viết lại, trì hoãn, sửa đổi liên tục. Làm việc từ xa đã nhanh chóng trở thành kỳ vọng của phần lớn người lao động. Các doanh nghiệp không có đủ nguồn nhân lực để đáp ứng các hoạt động kinh doanh bị dồn nén. Và hơn hết, tình trạng nghỉ việc ngày một tăng của nhân viên khiến các nhà lãnh đạo phải trằn trọc hàng đêm.
Bối cảnh kinh doanh trong tương lai quả thật rất khó đoán định.
Những người quản lý giỏi sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp.
Cùng xét ví dụ về nhân viên nghỉ việc, một thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp ở bối cảnh hiện tại. Quản lý chính là người giữ vai trò quan trọng và ý nghĩa nhất trong việc giảm thiểu tỷ lệ này. Dữ liệu của Gallup đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp đối thủ cần phải trả ít nhất hơn 20% mức lương hiện tại để thuyết phục nhân viên rời xa một người quản lý giỏi.
Đầu tư vào việc phát triển năng lực của người quản lý sẽ giúp doanh nghiệp gắn kết nhân tài tốt hơn, làm giảm xác suất doanh nghiệp đối thủ chiêu mộ thành công nhân tài từ doanh nghiệp của bạn.
Không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán nhân viên thôi việc, đội ngũ quản lý còn giữ nhiều vai trò quan trọng hơn thế nữa. Quản lý chính là người đảm bảo mọi nỗ lực của nhân viên, đội nhóm nhất quán với mục tiêu kinh doanh chiến lược. Họ giúp thúc đẩy thành tích của nhân viên thông qua huấn luyện liên tục, ảnh hưởng tích cực lên doanh thu và lợi nhuận của tổ chức.
Và những người quản lý giỏi còn biết cách gắn kết nhân tài và tạo cảm hứng cho đội nhóm nhằm đạt được và nâng cao thành tích trong những giai đoạn khủng hoảng nhất. Đúng vậy — theo Gallup, những nhân viên gắn bó với quản lý và đội nhóm có khả năng đạt thành tích tốt hơn trong khoảng thời gian khó khăn so với những thời điểm thông thường.
Khi phát triển năng lực người quản lý, bạn đang thúc đẩy một trong những động lực mạnh mẽ, ổn định nhất đằng sau thành tích tổ chức. Đây là yêu cầu tiên quyết cho thành công của doanh nghiệp.
Tại sao lại là “tiên quyết”? Đó là bởi quản lý của bạn cũng được các doanh nghiệp đối thủ săn đón hệt như các vị trí khác, và họ phải chịu không ít áp lực trong công việc, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại. Vì vậy, bạn cần tăng cường gắn kết họ với tổ chức và giúp họ phát triển năng lực quản lý. Một khi doanh nghiệp cung cấp cho họ đủ công cụ và cơ hội phát triển, họ sẽ gắn bó với doanh nghiệp và giúp hợp thành văn hóa tổ chức vững chãi trước các biến động khó lường của bối cảnh kinh doanh.
Để phát triển những nhà quản lý giỏi, doanh nghiệp không chỉ cần nâng cao kỹ năng (upskilling). Đào tạo lại kỹ năng (reskilling) mới là điểm làm nên sự khác biệt.
Doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận của người quản lý trong việc quản lý đội nhóm: họ cần chuyển từ trạng thái “sếp” sang “huấn luyện viên”. Cụ thể hơn, quản lý cần có kỹ năng trong việc lắng nghe và thấu hiểu nhân viên, tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa phù hợp với từng nhân viên cấp dưới, và giúp phát triển điểm mạnh của nhân viên để tăng cường gắn kết và thúc đẩy thành tích cá nhân và đội nhóm.
Để thúc đẩy quản lý làm tốt trong vai trò huấn luyện viên, doanh nghiệp cần xây dựng chương trình đào tạo phối hợp các hướng tiếp cận sau đây:
Các chương trình đào tạo lại kỹ năng phải giúp người quản lý chuyển mình thành công sang cương vị người huấn luyện. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần thúc đẩy sự thay đổi lớn trong mô thức tư duy, kỹ năng; qua cách quản lý cư xử, suy nghĩ và hành động.
Quản lý quyết định 70% mức độ gắn kết của đội nhóm, nhưng chỉ một phần ba quản lý đồng ý rằng họ được cung cấp cơ hội học tập và phát triển trong một năm trở lại đây.
Đã đến lúc doanh nghiệp cần thu hẹp khoảng trống trong cơ hội phát triển của người quản lý. Quản lý là chất xúc tác mạnh mẽ mà doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư nhằm thu hút, giữ chân và phát triển nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Đội ngũ quản lý chính là những người phối hợp thúc đẩy nhân viên, đội nhóm và cả tổ chức đi lên — qua cả những nghịch cảnh.
Vì vậy, đừng chần chừ mà hãy hành động ngay bây giờ. Bởi lẽ những đối thủ đáng gờm nhất của bạn cũng đang sẵn sàng để cạnh tranh.
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.