DỊCH VỤ

REFERRAL PROGRAM

TÀI NGUYÊN

LIÊN HỆ

PODCASTS

Như thế nào là một hệ thống quản trị thành tích hiệu quả?

Thúc đẩy tư duy phát triển (growth mindset) trong tổ chức. Khi nhân viên của bạn đều đồng ý rằng thiên tài chỉ có 1%, còn 99% là do khổ luyện mà thành, họ sẽ coi trọng việc học tập để phát triển năng lực. Phát triển tư duy đồng đội. Đây là năng lực quan trọng để xây văn hóa tích cực trong doanh nghiệp, giúp mọi thành viên trong tổ chức hợp tác, hỗ trợ nhau vì mục tiêu chung

Xây dựng văn hóa huấn luyện và phản hồi liên tục: mấu chốt để xây dựng được hệ thống đánh giá tập trung vào phản hồi liên tục giúp nhân viên phát triển kỹ năng cũng như thành tích cá nhân là năng lực của đội ngũ quản lý trực tiếp. Vì vậy, bạn đừng quên việc đào tạo để đội ngũ quản lý của mình không chỉ có kỹ năng triển khai hoạt động huấn luyện và phản hồi cho nhân viên mà còn thấy được tầm quan trọng của hoạt động này với chính thành tích đội nhóm của họ cũng như của cả tổ chức. Dưới đây là những năng lực nhà quản lý cần có khi đóng vai trò là “People Manager”:

- Năng lực huấn luyện nhân viên
- Kỹ năng đưa phản hồi liên tục và hữu dụng
- Kỹ năng thiết lập mục tiêu và đánh giá, điều chỉnh mục tiêu phù hợp với mục tiêu của công ty
- Kỹ năng ghi nhận, động viên, khen thưởng nhân viên có thành tích tốt
- Khả năng nhận biết các kỹ năng thiếu hụt của nhân viên để thiết kế giải pháp đào tạo

Xây dựng văn hóa ghi nhận: ghi nhận và tương thưởng là yếu tố vô cùng quan trọng để thiết lập sự gắn bó của nhân viên - điều cần thiết trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt và thay đổi thường xuyên như hiện nay. Thành tích và sự gắn bó của nhân viên sẽ không bao giờ đến nếu họ không cảm thấy mình là một phần của tổ chức này (sense of belonging). Tổ chức chỉ thực sự triển khai được văn hóa ghi nhận khi hoạt động này được triển khai trên toàn công ty thay vì chỉ áp dụng ở những bộ phận tương tác trực tiếp với khách hàng như phòng kinh doanh, bán hàng.

Khuyến khích nhân viên chịu trách nhiệm về lộ trình phát triển của mình: theo xu hướng quản trị thành tích hiện đại, triển khai hoạt động đánh giá, phản hồi thành tích là trách nhiệm không chỉ của người quản lý mà còn của nhân viên. Vì vậy, trước khi áp dụng hoạt động này trong tổ chức, bạn hãy đào tạo để toàn thể nhân viên biết được quyền lợi và trách nhiệm của họ. Hiệu quả của hoạt động quản trị thành tích sẽ tăng lên khi nhân viên:
- Chủ động tìm kiếm phản hồi từ quản lý của mình
- Chủ động đề nghị mục tiêu và điều chỉnh nếu cần
- Gợi ý nội dung cần trao đổi trong buổi ghé thăm mục tiêu
- Là người chịu trách nhiệm về lộ trình phát triển sự nghiệp của chính mình

Kinh nghiệm triển khai hoạt động này tại doanh nghiệp, tôi nhận ra rằng HR không chỉ cần tập trung vào phát triển sản phẩm – nghĩa là thiết kế ra một chương trình quản trị thành tích phù hợp mà còn cần marketing cho sản phẩm của mình nữa – cần truyền thông để khách hàng nội bộ biết được lợi ích mà hoạt động này đem lại với thành tích cá nhân của họ, cũng như thành tích chung của tổ chức. Vì vậy, liên tục truyền thông, hỗ trợ đội ngũ quản lý cấp trung trong quá trình triển khai là yếu tố quyết định cho hiệu quả của hoạt động đánh giá, quản trị thành tích.

Giảm cảm tính trong quá trình đánh giá: quy trình quản trị thành tích hiện đại, tập trung vào phản hồi liên tục sẽ giảm bớt được sự cảm tính khi nhân viên và quản lý có cơ hội trao đổi, tương tác với nhau nhiều hơn, nhanh chóng điều chỉnh các mục tiêu cá nhân để nhất quán với mục tiêu của tổ chức; tập trung vào cách đạt được mục tiêu trong tương lai thay vì quá đào sâu vào thành tích trong quá khứ.

Gắn quản trị thành tích với các hoạt động phát triển nhân tài khác: kết quả của các kỳ đánh giá là căn cứ vô cùng quan trọng cho một loạt các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức như :

Huong Nguyen, TalentSite's Managing Partner

bởi Hương Nguyễn

27/1/2022

Getty Images

> Xem toàn bộ tài nguyên quản trị nguồn nhân lực

Khi doanh nghiệp không có hệ thống quản trị thành tích nhân viên thì sao?

Theo khảo sát của Brandon Hall Group, chỉ 30% doanh nghiệp đồng ý hoạt động đánh giá thành tích nhân viên (Employee Performance Management Process) hiệu quả trong việc nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức cũng như giúp tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược.

Để thiết kế chương trình quản trị thành tích vừa nhất quán với mục tiêu chiến lược, giúp nhân viên tập trung vào các ưu tiên của tổ chức, vừa giúp nâng cao sự gắn bó của nhân viên và làm cơ sở để triển khai các hoạt động quản trị nhân tài sau này luôn là thách thức của bất cứ tổ chức nào.

Quản trị thành tích (Performance Management Process) là một quy trình liên tục với các hoạt động:
- Thiết lập mục tiêu đầu năm (Planning)
- Ghé thăm mục tiêu hàng tháng (Performing)
- Đánh giá kết quả cuối năm hoặc giữa năm (Evaluating)

Để may đo một hệ thống quản trị thành tích phù hợp với doanh nghiệp của mình quả thật không phải chuyện ngày một ngày hai. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu doanh nghiệp không triển khai hoạt động này khi số lượng nhân sự lên đến ba chữ số. Vì khi đó CEO, nhà điều hành không thể sâu xát đến từng nhân viên để biết họ làm việc hiệu quả như thế nào khi đánh giá. Do đó, cảm tính trong quyết định lương, thưởng sẽ không tránh khỏi. Điều này là yếu tố dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao và thương hiệu nhà tuyển dụng bị mờ nhạt. Hậu quả là doanh nghiệp sẽ khó thu hút người tài sau này. Quan trọng hơn, tổ chức sẽ không thể tăng trưởng khi không liên kết được mục tiêu của công ty với mục tiêu của từng cá nhân.

Những lưu ý khi thiết kế hệ thống quản trị thành tích (Performance Management Process)

Trước khi may đo một hệ thống đánh giá thành tích hiệu quả, bạn nên trả lời một số câu hỏi sau:

Làm cách nào để thay đổi hành vi của đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cao để phát triển văn hóa huấn luyện và phản hồi trong tổ chức?
Làm cách nào để liên kết được hoạt động đánh giá thành tích với các mục tiêu của công ty, các hoạt động đào tạo, phát triển nhân tài, đội ngũ kế cận trong tương lai?
Làm cách nào để quy trình đánh giá thành tích thật khách quan và thúc đẩy được các giá trị cốt lõi của tổ chức?
Làm cách nào để xây dựng văn hóa ghi nhận trong tổ chức để khuyến khích nhân viên lặp lại hành vi tốt?
Làm cách nào để hướng dẫn cho quản lý và nhân viên phối hợp triển khai hoạt động này một cách hiệu quả?
Làm cách nào để xây dựng một nền tảng phản hồi thân thiện với người dùng để khuyến khích quản lý và nhân viên tương tác?

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Nền tảng để nâng cao hiệu quả khi áp dụng hệ thống quản trị thành tích

Workforce Planning (Kế hoạch nguồn lực): kết quả đánh giá thành tích được xem là hàn thử biểu quan trọng để biết chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức và liệu các hoạt động thu hút và giữ chân nhân tài đang triển khai trong doanh nghiệp của bạn có đang thực sự hiệu quả.
Total Compensation: phần lớn các doanh nghiệp đều lấy kết quả đánh giá thành tích làm căn cứ để quyết định tỷ lệ tăng lương cũng như mức thưởng cuối năm cho nhân viên.
Individual Development Plan (IDP): kết quả đánh giá thành tích luôn liên kết chặt chẽ với Kế Hoạch Phát Triển Cá Nhân của nhân viên. Chúng được xem là tài liệu đính kèm để giúp thiết lập mục tiêu và kế hoạch phát triển cho từng nhân viên trong năm tới.
Succession Planning: kết quả đánh giá thành tích là đầu vào vô cùng quan trọng giúp tổ chức phát hiện các nhân tố tiềm năng (HIPO – high potential & HIPE – High performer) để lên kế hoạch phát triển đội ngũ lãnh đạo trong tương lai.

-

-

-

-

Tận dụng công nghệ để đẩy nhanh sự chuyển đổi: nếu doanh nghiệp của bạn lớn, có điều kiện để triển khai hoạt động này trên phần mềm thì thật tuyệt. Tuy nhiên, chưa có phần mềm bạn vẫn có thể áp dụng hoạt động quản trị thành tích một cách hiệu quả. Vì bản chất, phần mềm chỉ đóng vai trò hỗ trợ, còn thành công hay không vẫn phụ thuộc vào con người.

Liên hệ với chúng tôi

LIÊN HỆ NGAY

Dịch vụ đang quan tâm

LIÊN HỆ NGAY

Tái cấu trúc phòng Nhân sự
Lập chiến lược nguồn nhân lực
Xây dựng và triển khai quy trình quản trị thành tích
Xây dựng và triển khai giải pháp quản trị nhân tài
Xây dựng giải pháp đào tạo
Xây dựng và triển khai chiến lược gắn kết nhân viên
Xây dựng chế độ phúc lợi và triết lý lương thưởng

Thank you!

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.

Your registration could not be saved. Please try again.
Your registration has been successful.

Free HR consulting services registration

The SMS field must contain between 6 and 19 digits and include the country code without using +/0 (e.g. 1xxxxxxxxxx for the United States)
?

We use Sendinblue as our marketing platform. By Clicking below to submit this form, you acknowledge that the information you provided will be transferred to Sendinblue for processing in accordance with their terms of use