Theo một báo cáo gần đây của Gallup, công ty tư vấn và phân tích có trụ sở tại Washington, D.C:
Huong Nguyen, TalentSite's Managing Partner
Startup và SMEs: làm cách nào để thu hút và giữ chân thế hệ Millennials?
bởi Hương Nguyễn
4/11/2021
Getty Images
Phần lớn lực lượng lao động tại các doanh nghiệp Startup, SMEs thuộc thế hệ Millennials, những người sinh từ năm 1980 đến 1996. Vậy bạn đã biết gì về thế hệ Millennials? Về hành vi tìm việc, những tiêu chí chi phối sự gắn bó của nhóm này với doanh nghiệp? Quan điểm của họ về người quản lý giỏi?
Dưới đây là một vài “snapshot” về thế hệ Millennials được tổng hợp từ các báo cáo:
Doanh nghiệp của bạn có văn hóa trọng dụng và nuôi dưỡng nhân tài. Tôi lại nói đến yếu tố văn hóa lần thứ hai trong bài này. Có cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc ở mọi loại hình doanh nghiệp từ tập đoàn đa quốc gia châu u, Mỹ, châu Á, đến các tập đoàn trong nước và công ty startup, tôi có thể tự tin khẳng định rằng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng và cần được quan tâm từ giai đoạn đầu khi bạn bắt đầu khởi nghiệp. bạn nhớ nhé, “Leader leads culture” – lãnh đạo là người tạo ra văn hóa cho tổ chức. Khi bạn thấy việc tạo cơ hội phát triển cho người trẻ là một việc quan trọng và dành thời một cách nghiêm túc cho việc này, chắc chắn đội ngũ quản lý trong công ty bạn cũng sẽ làm vậy.
Kết hợp Online & Offline Learning. Một trong những đặc điểm nổi bật của Millennials – đây là thế hệ “ tech dependent”, thế hệ thích trải nghiệm trên môi trường O2O (online to offline) và ngược lại. Vì vậy, các chương trình đào tạo in-class training tốn kém sẽ không còn phù hợp với thế hệ này nữa. Thay vào đó, việc mua các các khóa đào tạo phù hợp trên Udemy Business hay Coursera để nhân viên có thể học mọi lúc, mọi nơi khi có thời gian sẽ là một lựa chọn không tồi.
Triển khai các chương trình Coaching và Mentoring trong tổ chức để đội ngũ lãnh đạo, quản lý kèm cặp nhân viên có tiềm năng phát triển. Nếu Startup, SME triển khai được hoạt động này thành văn hóa trong tổ chức. khi đó, bạn có muốn nhân viên ra đi họ cũng không đi. Vì Millennials mong muốn được làm việc với những người sếp là các strong Coach, strong Mentor để được học hỏi và lắng nghe phản hồi về sự tiến bộ thường xuyên.
Xây dựng cơ chế Job Rotation – thuyên chuyển công việc để nhân tài trẻ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm. Báo cáo của cả PwC và Gallup đều chỉ ra rằng cơ hội học hỏi và phát triển bản thân là yếu tố quan trọng chi phối Millennials gia nhập, gắn bó với bất cứ tổ chức nào. Hơn nữa, 70% kiến thức, kỹ năng chúng ta học được qua làm thực tế. Vì vậy, chẳng có lý do gì bạn không áp dụng để giúp nhân viên của mình có cơ hội phát triển. Đặc biệt, khi bạn xây dựng được một nhóm task forces – gồm những con người “đa-zi-năng”, có thể nhảy vào bất cứ mảng nào khi hệ thống có vấn đề thì thật tuyệt vời phải không nào?
Áp dụng chính sách trả lương, thưởng linh hoạt dựa trên đóng góp của mỗi người vào thành công của công ty thay vì số thời gian họ có mặt tại văn phòng.
Gen X và Millennials là hai lực lượng lao động chiếm phần lớn trên thị trường hiện nay. Tính đến năm 2020, Millennials chiếm 50% lực lượng lao động trên toàn cầu.
Một lực lượng lao động mới, thế hệ “tech-dependent” – Gen Z đã bắt đầu gia nhập thị trường lao động và chỉ khoảng tám đến mười năm nữa thôi, thị trường lao động là thế giới của Millennials và Gen Z, khi họ chiếm tới 80% lực lượng lao động toàn cầu.
-
-
Theo khảo sát của PwC, tiền không phải là tất cả đối với thế hệ này. Họ không chỉ tìm kiếm một cơ hội để cuối tháng lĩnh lương như thế hệ bố mẹ chúng ta ngày xưa. Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp mới là tiêu chí đầu tiên thu hút thế hệ Millennials.
Đây là thế hệ mà điện thoại thông minh, máy tính bảng và internet tốc độ cao, mạng xã hội được coi là vật bất ly thân, bình thường như không khí chúng ta thở hàng ngày.
Millennials có xu hướng không thoải mái với hệ thống tổ chức cấp bậc truyền thống. Họ mong muốn môi trường mở, có cơ hội học tập và phát triển hàng ngày. Được phản hồi về sự tiến bộ liên tục và thấy công việc của mình có giá trị.
Đặc điểm nổi bật của thể hệ này là khát khao học hỏi và tham vọng thăng tiến nhanh trong tổ chức. Nếu tổ chức không đáp ứng, họ sẽ tìm nơi đầu quân khác. Trước giờ tôi vẫn hay thắc mắc không hiểu sao tụi trẻ bây giờ không kiên nhẫn, hay thích mơ mộng nhìn qua cửa sổ và thấy cỏ nhà hàng xóm xanh hơn cỏ nhà mình. Nhưng giờ tôi nhận ra có thể mình đã chưa thực sự hiểu mong muốn của thế hệ này.
Work-life balance là yếu tố vô cùng quan trọng mà thế hệ này tìm kiếm trong môi trường làm việc - 70% Millennials đồng ý với ý kiến này, theo PwC.
1.
2.
3.
4.
Vậy doanh nghiệp Startup và SMEs có cạnh tranh được với các gã khổng lồ trong và ngoài nước trên hành trình thu hút nhân tài trẻ khi quỹ lương và phúc lợi của họ hùng hậu, chương trình đào tạo, phát triển được mọi người chia sẻ là rất bài bản?
Theo quan điểm cá nhân, tôi lại nhìn thấy có vài điểm là lợi thế của doanh nghiệp Startup hay SMEs:
Thứ nhất, lợi thế của startup và SMEs so với các tập đoàn đa quốc gia hay các công ty lớn cồng kềnh về mặt cấu trúc tổ chức chính là sự linh hoạt và dễ dàng triển khai các thay đổi. Nghĩa là, thế hệ Millennials có năng lực tại đây sẽ không phải hát điệp khúc “đến hẹn lại lên, sống lâu lên lão làng” như một số tổ chức lớn. Một khi Startup, SMEs quan tâm đến việc xây dựng văn hóa cởi mở, tin tưởng giao cho người trẻ trọng trách quan trọng; chấp nhận văn hóa thử, sai, sửa, không nặng nề cấp bậc chủ, tớ - chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ thu hút được người giỏi.
Thứ hai, không có ngân sách khổng lồ cho các chương trình đào tạo bài bản, thuê các giảng viên xịn sò trên thị trường về đào tạo cũng không có nghĩa Startup, SMEs lép vế ở tiêu chí này. Theo mô hình học tập hiện đại (70 – 20 - 10 model), 70% kiến thức, kỹ năng mà cá nhân lĩnh hội được sẽ đến từ các trải nghiệm thực tế (job-related experience), 20% đến từ việc tương tác với mọi người xung quanh và 10% đến từ các hình thức đào tạo truyền thống như in-class training. Vì vậy, tự tin giao trách nhiệm để nhân sự trẻ lãnh đạo, triển khai các dự án mới trong công ty như phát triển một sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường cho hoạt động mở rộng kinh doanh… sẽ là cách học giúp nhân viên tiềm năng của bạn lớn rất nhanh đấy.
Theo báo cáo của Gallup, 59% Millennials coi cơ hội học tập và phát triển là tiêu chí vô cùng quan trọng để giữ chân họ tại doanh nghiệp. Chỉ số này ở Gen X là 44% và Baby Boomers chỉ có 41%.
Không ít người ngộ nhận Millennials chỉ thích văn phòng đẹp, pantry hiện đại với hàng tá đồ uống miễn phí và các góc tự sướng vô cùng “chill”. Thực ra, những thứ đó là các yếu tố “good-to-have” chứ không phải là “must-have” đối với họ.
Phần lớn Milennials cho rằng công việc không đơn thuần chỉ là một công việc để cuối tháng lĩnh lương. Cảm giác thấy mình phát triển hàng ngày, cuộc sống của mình có ý nghĩa, thấy công việc của mình quan trọng và có ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội là yếu tố được thế hệ này đánh giá cao và luôn tìm kiếm.
Một trong những thách thức của doanh nghiệp Startup và SME là đối mặt với tình trạng nhân sự không ổn định. Vậy, doanh nghiệp của bạn có thể làm gì để giữ chân nhóm nhân tài trẻ khi xem báo cáo ở trên?Không có ngân sách khổng lồ cho đào tạo, phát triển, Startup, SME vẫn có thể giữ chân được nhân tài khi:
Trong thế kỷ 21, vẫn còn nhiều tổ chức áp dụng mô hình làm việc cố định về thời gian và địa điểm. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng nhân viên sẽ làm việc hiệu quả, năng suất hơn tại nơi, và thời điểm họ cảm thấy được tự do nhất.
Cá nhân tôi vẫn giữ quan điểm quản trị bằng văn hóa vẫn tốt hơn quản trị bằng cơ chế, chính sách. Một khi bạn dành thời gian thu hút được nhân tài phù hợp có tiềm năng và có thái độ đúng lên thuyền và truyền được cảm hứng cho họ về sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn mà công ty đang theo đuổi. Và họ kết nối được công việc hàng ngày của mình với tầm nhìn, sứ mệnh ấy. Tôi chắc chắn rằng mỗi ngày đi làm sẽ là một ngày có ý nghĩa đối với nhân viên.
Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng làm thì chẳng dễ chút nào. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo dành thời gian và tâm sức để truyền cảm hứng hàng ngày trong khi có vô vàn những vấn đề trong hoạt động kinh doanh, vận hành đòi hỏi anh, chị phải giải quyết. Chưa kể, năng lực lãnh đạo của đội ngũ thuyền trưởng (quản lý cấp trung) là một điểm yếu của các doanh nghiệp Startup, SMEs.
Theo khảo sát, 58% Millennials trả lời, chất lượng của người quản lý trực tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng khi họ tìm cơ hội mới, trong khi Gen X là 50% và baby Boomers là 60%. Nghĩa là, dù thế thệ nào, yếu tố này đều vô cùng quan trọng chi phối sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. Millennials muốn làm việc cho các manager có thể hỗ trợ, khuyến khích và quan tâm đến họ không chỉ như một người nhân viên mà còn là một con người.
Vì vậy, trước khi quản trị bằng văn hóa, đầu tư “nâng cấp” năng lực lãnh đạo đội ngũ quản lý cấp cao và cấp trung để họ có thể cùng CEO truyền tải tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và dẫn dắt đội nhóm hoàn thành mục tiêu của tổ chức là việc quan trọng.
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.