DỊCH VỤ

REFERRAL PROGRAM

TÀI NGUYÊN

LIÊN HỆ

PODCASTS

Làm cách nào để thiết kế một chiến lược phúc lợi hiệu quả?

Total rewards là gì và thuyết nhu cầu của Maslow

10 bước để thiết kế một chiến lược phúc lợi “total rewards” hiệu quả

Huong Nguyen, TalentSite's Managing Partner

bởi Hương Nguyễn

31/03/2022

Total rewards là gì? Cụm từ Total Rewards (phúc lợi tổng thể) không chỉ đề cập đến lương và các loại thưởng mà bao gồm toàn bộ các giá trị mà tổ chức cung cấp cho nhân viên của mình và là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh và chiến lược nguồn nhân lực.

Một chương trình Total Rewards được xem là hiệu quả khi nó không chỉ giúp thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài phù hợp ở mọi cấp bậc mà còn khích lệ, tạo động lực giúp nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc. Chiến lược phúc lợi tổng thể cũng định hình văn hóa và danh tiếng nhà tuyển dụng trên thị trường.

McKinsey

> Xem toàn bộ tài nguyên quản trị nguồn nhân lực

Thu hút ứng viên giỏi: Một chiến lược đãi ngộ có khả năng đáp ứng nhu cầu của tất cả nhân viên sẽ giúp tổ chức nhanh chóng thu hút được “big fishes” trên thị trường về đầu quân cho mình

Nâng cao sự hài lòng & gắn bó của nhân viên: Chỉ số hài lòng của nhân viên với tổ chức sẽ tăng khi nhân viên được ghi nhận, tương thưởng xứng đáng và có cơ hội phát triển

Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường: Khi xây dựng được thương hiệu nhà tuyển dụng trong mắt ứng viên tiềm năng cũng như nhân viên nội bộ, doanh nghiệp sẽ thuận lợi thu hút nhân tài trên thị trường, đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh nhân tài như hiện nay

Cải thiện các chỉ số kinh doanh: Hiển nhiên rồi, khi doanh nghiệp thu hút và giữ chân được nhân viên giỏi, kết quả kinh doanh sẽ tăng trưởng một cách bền vững. Vì suy cho cùng, con người vẫn là yếu tố tạo lên thành công của một doanh nghiệp. Hơn nữa, năng suất lao động luôn tỷ lệ thuận với sự gắn bó của nhân viên. Vì vậy, những công ty nằm trong danh sách “top performing organization” luôn là công ty có sự gắn bó của nhân viên với tổ chức cao hơn trung bình ngành.

-



-



-




-

Một chiến lược phúc lợi tổng thể sẽ cần đáp ứng các nhu cầu trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow. Khái niệm này đề cập đến ý tưởng rằng mọi người được thúc đẩy bởi năm nhu cầu cơ bản:

Một chiến lược phúc lợi tổng thể sẽ được cấu thành bởi 5 phần có liên quan với thứ bậc nhu cầu của Maslow:

Lương, thưởng: đây là phần cơ bản trong một chiến lược phúc lợi, chúng gồm thu nhập cố định và thu nhập biến đổi như lương cơ bản; lương theo doanh thu... và các khoản thưởng theo thành tích công việc

Phúc lợi: phần này bao gồm các gói phúc lợi từ cơ bản (áp dụng cho toàn thể nhân viên) đến các gói cao cấp áp dụng cho các vị trí chủ chốt, lãnh đạo trong doanh nghiệp như bảo hiểm sức khỏe cho cả gia đình; các khoản phụ cấp như xăng xe, điện thoại, chức vụ, v.v

Well-being: Ngày nay người lao động, đặc biệt là thế hệ Millennials và Gen Z rất quan tâm đến cân bằng cuộc sống và công việc. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần thiết kế chương trình nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần giúp nhân viên thấy hạnh phúc tại nơi làm việc như: áp dụng thời gian và địa điểm làm việc linh hoạt; chuyển từ văn hóa quản trị theo thời gian sang văn hóa quản trị theo hiệu quả công việc; hay triển khai các chương trình phát triển thể chất và tinh thần cho nhân viên, v.v

Chính sách ghi nhận: Đây là một nhu cầu quan trọng trong tháp nhu cầu của Maslow. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến phát triển chính sách lương, thưởng. Tuy nhiên, để khuyến khích nhân viên luôn có động lực phấn đấu và làm tốt hơn mỗi ngày, bạn cần xây dựng chính sách ghi nhận hiệu quả. Có rất nhiều hình thức ghi nhận có thể kể đến như: thưởng theo thành tích, thưởng nóng khi nhân viên hoàn thành xuất sắc dự án được giao; thăng chức khi nhân viên có thành tích xuất sắc. Hay đơn giản là xây dựng văn hóa cảm ơn giữa các đồng nghiệp hoặc giữa sếp và nhân viên

Chương trình phát triển: theo khảo sát của Gallup, yếu tố quan trọng nhất chi phối quyết định gắn bó của Millennials với tổ chức là cơ hội học hỏi, phát triển mỗi ngày. Khi doanh nghiệp đầu tư vào các chương trình phát triển cho nhân viên là đáp ứng nhu cầu tự khẳng định bản thân – nhu cầu cao nhất của con người trong tháp nhu cầu Maslow.

-




-




-








-









-

1. Biết tổ chức bạn muốn gì

Không có một chiến lược phúc lợi chuẩn cho mọi tổ chức. Vậy nên, bạn có quyền tham khảo các chương trình phúc lợi trên thị trường nhưng không nên bê nguyên chiến lược của đối thủ áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Vì sao lại vậy? bởi bản chất chiến lược phúc lợi là công cụ giúp doanh nghiệp thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài để triển khai mục tiêu chiến lược. Nó phải được xem là một phần của chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược nguồn nhân lực. Mà chiến lược của mỗi doanh nghiệp sẽ không giống nhau tại một giai đoạn nhất định. Vì vậy, bạn cần làm rõ một số câu hỏi dưới đây:

-
-

-

-












2. Đánh giá những gì bạn đang có

Xây dựng chiếc lược phúc lợi mới không có nghĩa là xóa hết những thứ đang có và làm lại từ đầu. Khi bạn đã có chiến lược nguồn lực và biết tổ chức mình cần chiến lược phúc lợi như thế nào để thu hút, phát triển và giữ chân người giỏi. Bước tiếp theo là đánh giá các chương trình đang có để giữ lại các chính sách vẫn đang hiệu quả.

3. Lắng nghe phản hồi của nhân viên

Đừng quên lắng nghe ý kiến của nhân viên để biết họ nghĩ gì về các chương trình phúc lợi hiện tại, hay họ mong muốn gì. Mục tiêu của chiến lược phúc lợi tổng thể là làm thỏa mãn nhu cầu của nhân viên cũng như ứng viên tiềm năng nên bạn đừng quên tiến hành khảo sát để biết nhân viên mình muốn gì.

Bạn có thể kết hợp với khảo sát về sự hài lòng của nhân viên (employee satisfaction survey) nếu doanh nghiệp của bạn triển khai hoạt động này hàng năm. Một cách nữa là tham khảo thông tin trong Exit Interview với điều kiện bạn thiết kế nội dung này trong form phỏng vấn.

4. Tham vấn ý kiến đội ngũ lãnh đạo

Sau khi có thông tin tham khảo các chương trình phúc lợi trên thị trường và có kết quả khảo sát của nhân viên. Bạn hãy chia sẻ kết quả với đội ngũ lãnh đạo của mình và cùng trao đổi những thách thức tổ chức sẽ đối mặt nếu không có một chiến lược phúc lợi tổng thể.

5. Làm rõ các mục tiêu

Trả lời câu hỏi “Làm cách nào để biết chiến lược phúc lợi mới hiệu quả?” sẽ giúp bạn đưa ra các chỉ số đánh giá hiệu quả. Hiệu quả của chiến lược có thể đo lường thông qua năng lực thu hút ứng viên cho các vị trí trống, hay tỷ lệ nghỉ việc, tỷ lệ gắn bó của nhân viên trong các khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên, tỷ lệ A people giữ vị trí A positions trong Talent Dashboard...

6. Nhất quán chiến lược phúc lợi với giá trị và văn hóa công ty

Chiến lược phúc lợi cần phản ánh các giá trị cốt lõi của tổ chức và giúp duy trì các giá trị đó. Vì vậy, bạn đừng quên áp dụng bộ hành vi chuẩn mực hay giá trị cốt lõi trong tiêu chí đánh giá cho các chương trình ghi nhận và tương thưởng nhân viên nhé.

7. Đảm bảo các chương trình phúc lợi công bằng, có sự khác biệt

Yếu tố công bằng là vô cùng quan trọng khi xây dựng một chiến lược phúc lợi tổng thể. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên đảm bảo yếu tố cân bằng giữa các phúc lợi tài chính và phi tài chính; phúc lợi ngắn hạn để thúc đẩy thành tích cũng như phúc lợi dài hạn để tăng sự trung thành của nhân viên. Và cuối cùng, hãy cá nhân hóa một số chương trình để thu hút và giữ chân các “rock stars” trong tổ chức của bạn.

8. Cập nhật thay đổi trên thị trường

Chiến lược phúc lợi cũng giống như chiến lược kinh doanh hay chiến lược nguồn lực. Nó cần được điều chỉnh để bắt kịp xu hướng, thay đổi trên thị trường. Ví dụ như sau đại dịch, mọi người đều quan tâm tới sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần nên các tổ chức có xu hướng tập trung cung cấp các phúc lợi liên quan đến sức khỏe cho người lao động nhiều hơn.

9. Truyền thông chiến lược phúc lợi cho nhân viên

Rất nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng chiến lược phúc lợi tổng thể là thông tin bảo mật, không nên chia sẻ rộng rãi cho nhân viên.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, bạn càng chia sẻ minh bạch, rõ ràng bao nhiêu, càng giúp nhân viên có động lực và gắn bó với tổ chức, cũng như nói tốt về doanh nghiệp hay giới thiệu bạn bè khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Chính vì vậy, ý tưởng sản xuất một video về chương trình phúc lợi tổng thể, cũng như lộ trình phát triển khi nhân viên gia nhập tổ chức trong chương trình đào tạo hội nhập là một ý tưởng rất hay được các doanh nghiệp triển khai. Ngoài ra, hệ thống chatbot tự động trả lời các câu hỏi xoay quanh chương trình phúc lợi tổng thể cũng đem đến trải nghiệm thú vị cho nhân viên.

10. Theo dõi chi phí và đánh giá hiệu quả

Và cuối cùng, bạn cần theo dõi hiệu quả của từng chương trình trong chiến lược phúc lợi tổng thể để biết chương trình nào hiệu quả, chương trình nào không để kịp thời điều chỉnh nhé.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn dịch vụ này.

Chiến lược tổ chức đang tập trung là gì?
Để hiện thực hóa chiến lược kinh doanh, chiến lược nhân sự đi kèm là gì?
Đâu là thế mạnh giúp tổ chức nổi bật trong mắt nhà đầu tư, khách hàng và ứng viên?
Triết lý phúc lợi của doanh nghiệp là gì (compensation philosophy)? Ví dụ, doanh nghiệp hàng tiêu dùng có chiến lược muốn xây dựng hình ảnh của mình là nơi làm việc được yêu thích nhất để nhanh chóng thu hút ứng viên giỏi trên thị trường bằng mọi giá nhằm hiện thực hóa chiến lược bao phủ thị trường. Chính vì vậy, các chính sách lương, thưởng, đãi ngộ sẽ được thiết kế trên mức trung bình ngành để thu hút “rock stars”. Hay một công ty thời trang trung thành với triết lý kinh doanh theo đuổi chi phí giá rẻ nên chiến lược nhân sự và chiến lược phúc lợi cũng tập trung vào thu hút nhân tài trẻ, có tiềm năng để đào tạo và phát triển họ thành thế hệ chủ chốt trong tương lai thay vì xây dựng chính sách lương, thưởng khủng để thu hút “big fishes” trên thị trường.

Tại sao doanh nghiệp cần một chiến lược đãi ngộ tổng thể?

Thành phần cơ bản trong một chiến lược phúc lợi tổng thể

Liên hệ với chúng tôi

LIÊN HỆ NGAY

Dịch vụ đang quan tâm

LIÊN HỆ NGAY

Tái cấu trúc phòng Nhân sự
Lập chiến lược nguồn nhân lực
Xây dựng và triển khai quy trình quản trị thành tích
Xây dựng và triển khai giải pháp quản trị nhân tài
Xây dựng giải pháp đào tạo
Xây dựng và triển khai chiến lược gắn kết nhân viên
Xây dựng chế độ phúc lợi và triết lý lương thưởng

Thank you!

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh/chị trong 8 giờ tới.